Quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp

2023-07-09 Hồ Nhơn Hiếu

Nuôi gà theo mô hình công nghiệp với số lượng lớn đang là một trong những phương cách có thể giúp phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình gần đây. Bài viết hôm nay của Ifarmer chúng tôi muốn gửi đến các bạn là quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp, những điều cần biết, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Chọn giống gà nuôi

Để bắt đầu quá trình chăn nuôi gà công nghiệp, người nuôi gà đầu tiên cần phải xác định cho mình một loại giống gà để nuôi. Dựa theo thị trường ngày nay, chúng ta có hai nhóm giống gà thịt cơ bản bao gồm:

Nhóm thứ nhất, các giống gà ngoại nhập

– Gà Tam hoàng: Gà Tam hoàng có xuất xứ từ Trung Quốc với một số đặc điểm như: Lông gà có màu vàng tươi, da và chân cũng có màu vàng. Thời gian xuất chuồng của gà Tam Hoàng rơi vào khoảng tầm 3 tháng và lúc xuất chuồng, gà có thể đạt được 2kg.

– Gà Lương phượng: Tương tự như gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc với một số đặc điểm như: Lông gà có màu vàng đốm hoa, thân hình chắc chắn, chiều cao tương đối. Trong mô hình nuôi công nghiệp, gà Lương Phượng chỉ mất khoảng 70 ngày là có thể xuất chuồng với trọng lượng khoảng 2,5kg.

Ưu điểm của loại gà ngoại nhập chính là: Thời gian xuất chuồng sớm, nuôi nhanh lớn và có trọng lượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó chính là khuyết điểm của giống gà này chính là: Sức đề kháng yếu, cần chăm sóc kỹ lưỡng vaccine, thuốc và thức ăn phải đảm bảo phù hợp.

Nhóm thứ hai, các giống gà nội

- Gà Ri: Gà Ri là giống gà bản địa với sự phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Với đặc tính chịu được điều kiện khắc nghiệt, sống được nơi ít nguồn dinh dưỡng Gà Ri được nhiều người lựa chọn để chăn nuôi theo mô hình công nghiệp lớn. Ngoài ra, thịt của Gà Ri có vị ngọt, ngon và thơm được thị trường ưa chuộng.

Đặc điểm nhận dạng của Gà Ri chính là: Thân hình nhỏ con, có lông màu vàng, nâu hoặc vàng rơm, khi còn nhỏ, sau khi trưởng thành, gà có màu đỏ thẫm, đầu và cánh có màu ánh xanh. Thời gian nuôi để xuất chuồng có thể từ 3 cho đến 4 tháng.

- Gà Hồ: Gà Hồ là loại gà độc đáo và hiếm, chủ yếu Gà Hồ được nuôi bởi người dân tỉnh Bắc Ninh là chính. Gà Hồ có đặc điểm nhận dạng đặc biệt, gồm: Gà Hồ có vóc dáng lớn và dài, chân gà to và tròn dễ nhận diện.

Trung bình cần đến khoảng từ 5 cho đến 6 tháng mới có thể xuất chuồng Gà Hồ. Bù lại, giá thị trường của Gà Hồ là khá cao.

- Gà Kiến (gà Bình Định): Đây là giống gà hiếm của khu vực miền Trung nước ta. Bởi vì đặc tính thời gian nuôi chậm lớn nên còn có tên gọi là gà Kiến.

Gà Kiến có đặc điểm: Màu lông đỏ tía ở giống đực và màu vàng nhạt ở giống cái, đuôi và cựa gà đều dai trông rất có dáng oai vệ. Ưu điểm của giống gà này chính là dễ nuôi, ít bệnh tật do đã quen với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung. Tuy nhiên, thời gian xuất chuồng của gà Kiến khá lâu nên năng suất thấp, trung bình một con gà Kiến mất khoảng gần 3 năm để có được 3kg trọng lượng, dù rằng chỉ cần 1,7 cho đến 2kg là có thể cho xuất chuồng.

- Gà Mía (gà Phá Cựa): Đây là giống gà quý với đặc điểm nhận dạng như: Thân hình vuông, chân to có ba hàng vảy, da đỏ sắc tía,…. Trung bình gà Mía đạt được từ 3 cho đến 3,5kg đối với gà trống và 5kg đối với gà mái. Tương tự như các loại gà nội khác, gà Mía chịu được điều kiện khắc nghiệt và chăn nuôi dễ dàng. Tuy nhiên, thời gian xuất chuồng vẫn còn khá lâu.

Đó là 6 giống gà được ưa chuộng nhất trong việc phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp mà nhiều người lựa chọn. Tùy theo điều kiện, mục đích và thời gian nuôi, người nuôi gà cần chọn loại giống gà thích hợp cho mình.

2. Chuồng nuôi gà công nghiệp

Sau khi đã xác định được giống gà mình cần nuôi, người nuôi gà cần phải làm chuồng trại sao cho thật khoa học và phù hợp với giống gà nuôi và cả điều kiện kinh tế của bản thân. Nhưng dù là như thế nào, chuồng trại nuôi gà công nghiệp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Nơi làm chuồng trại phải xa khu dân cư, nội ô, thị trấn,…. Và cả sông ngòi để không làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nơi sinh sống.

- Chuồng nuôi phải đảm bảo cao ráo, thoáng, mát, chuồng nên quay về hướng đông hoặc đông nam. Nền chuồng cần phải làm sao để tránh trơn trượt và ẩm ướt, mái chuồng đảm bảo che được nắng và mưa. Tường xung quanh có thể xây kín hoặc xây lửng với rạch hoặc chất liệu khác sau đó dùng lưới rào ở xung quanh phía trên hoặc che bạt để thuận tiện cho việc lưu thông không khí.

- Chuẩn bị và tạo thêm một hố sát trùng gần chuồng nuôi kèm theo biển báo cho nhắc nhở sát trùng trước khi vào chuồng trại.

- Đảm bảo không gian với mật độ nuôi gà công nghiệp từ 6 cho đến 8 con gà/m2. Mỗi một m2 lại mắc thêm một bóng đèn úm gà công nghiệp công suất 75W. Nếu như khi mở đèn úm, gà bu lại quá đông hay tản ra xa khỏi đèn hoặc thậm chí tụ lại ở một góc chứng tỏ nhiệt độ đèn um chưa tốt, người nuôi cần điều chỉnh lại độ cao, cường độ sáng của đèn để thích hợp cho chuồng trại.

3. Phòng bệnh ở gà

Vấn đề phòng bệnh ở gà là điều quan trọng và cần lưu tâm nhất dành cho người nuôi gà. Với điều kiện thời tiết có nhiều biến động, việc luôn kiểm soát tốt sức khỏe của đàn gà là việc cần thiết để đảm bảo một năng suất tốt. Các việc cần làm của người nuôi gà để phòng bệnh cho gà bao gồm:

- Vệ sinh chuồng trại trước, trong và sau khi nuôi gà. Rải trấu hoặc mùn cưa hay cát để lót nền và thay thế khi được một thời gian nhất định để tránh việc phân gà trở thành nguồn lây bệnh cho gà. Đồng thời sử dụng các chế phẩm vệ sinh chuồng trại thích hợp theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành.

- Tiêm ngừa đầy đủ các chủng Vacxin theo bảng Vacxin cần thiết cho từng loại giống gà. Thông thường khi mua giống gà, nơi bán giống sẽ cung cấp cho người nuôi một bảng các loại thuốc, vitamin và chế độ Vaccin theo từng thời kỳ cho người nuôi nắm rõ.

- Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ và được thay thế thường xuyên.

- Không nuôi quá đông gà trên một diện tích nhỏ. Khi phát hiện một trong số các con gà có vấn đề cần cách ly ngay lập tức và theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà.

- Trước khi nuôi thêm lứa gà mới cần phải vệ sinh chuồng trại thật sạch và không nuôi hai hay nhiều giống gà trong cùng một chuồng.

4. Thức ăn cho gà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp dành cho gà với mọi lứa tuổi và thời điểm. Cách nuôi gà công nghiệp nhanh lớn là chỉ cần chọn đúng loại phù hợp với đàn gà hiện tại của mình nên chú ý cho ăn đúng mật nuôi gà công nghiệp là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức nuôi bán công nghiệp hoặc kết hợp các sản phẩm khác của nông nghiệp để hòa trộn và cung cấp cho đàn gà.

Bên cạnh đó, nước uống dành cho gà cũng phải lưu ý, nước phải là nước sạch được thay đổi thường xuyên. Nước uống nên để trong máng treo với độ cao phù hợp để tránh bùn đất, thóc, tro, trấu của gà khi hoạt động mà vẫn có thể khiến gà dễ dàng sử dụng. Tốt nhất nên để xen kẽ các đĩa thức ăn để gà tiện lợi hơn.

5. Chi phí nuôi gà công nghiệp

Chi phí để đầu tư nuôi gà công nghiệp có thể khá cao đặc biệt là thời gian đầu, người nuôi cần phải có dự định trước nguồn vốn cần thiết với các khoản phí như sau:

- Chi phí xây dựng chuồng trại: Tùy theo loại vật liệu xây dựng, kích thước và dự tính sơ bộ mà chi phí xây dựng có thể từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu. Tuy nhiên, đây là chi phí ban đầu, qua các lần sau có thể loại bỏ được khoản này.

- Chi phí dành cho con giống: Tùy theo loại con giống mà người nuôi gà định nuôi kèm với số lượng mà giá thành sẽ được định ra. Người nuôi nên tham khảo từ hai cho đến ba cơ sở bán gà giống để có được mức giá chính xác nhất.

- Chi phí thức ăn: Giá thức ăn có thể thay đổi tùy theo loại và ngày tuổi của gà. Cho nên cần phải dựa vào giống gà, trọng lượng định xuất chuồng để tính toán lượng thức ăn thích hợp cho một con gà và nhân với toàn bộ đàn gà.

- Chi phí về điện, nước: Chi phí điện, nước bao gồm chi phí cho các bóng đèn ủ, ấp, cho gà con hoặc trời lạnh,… nước uống cho gà nếu sử dụng nước máy.

- Chi phí thú ý, Vacxin và thuốc phòng bệnh: Các loại thuốc, Vacxin thường sẽ được cung cấp tại nơi bán giống gà phù hợp. Dựa vào đó, người nuôi cần tính toán ra khoản chi phí thích hợp cho đàn gà.

- Chi phí nhân công: Để chăm sóc tốt cho đàn gà với số lượng lớn theo mô hình công nghiệp. Nhất thiết phải có ít nhất từ hai nhân công trở lên để đảm bảo chất lượng cao của đàn gà.

Tổng hợp lại chi phí của việc nuôi gà theo mô hình công nghiệp có thể từ vài trăm triệu đồng cho đến tỷ đồng tùy theo loại gà và thời gian nuôi của chủ trang trại.

Sau đó tùy theo năng suất, chất lượng và giá cả thị trường mà khi bán ra, chúng ta có hoàn vốn và thu lãi.

Lưu ý: Chi phí bên trên chưa bao gồm việc xử lý chất thải của gà hoặc gà không mau bị chết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp mà Ifarmer muốn chia sẻ đến các bạn. Đồng thời nếu tuân thủ theo các thông tin này có thể giúp nuôi gà công nghiệp nhanh lớn để cung cấp thịt gà công nghiệp và thu được lượng kinh tế lớn từ việc cung cấp thịt gà công nghiệp cho nơi tiêu thụ. Chúc các bạn thành công.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH