Thịt gà là thực phẩm rất quen thuộc với dân ta từ bao đời nay. Thịt gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon và cực kỳ bổ dưỡng. Hôm nay, Ifarmer sẽ giới thiệu đến các bạn một món ăn rất độc đáo với nguyên liệu chính là thịt gà. Vừa đảm bảo dinh dưỡng, mùi vị đặc trưng, không những thỏa mãn khẩu vị, món ăn vừa còn là phương thuốc hữu hiệu chữa được nhiều bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu cách chế biến món ăn gà hầm ngải cứu nguyên con ở bài dưới nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Gà Ác
Gà Ta
Gà Thả Vườn
Gà Tam Hoàng
Gà Tre
1. Nguyên liệu
Nguyên liệu làm món ăn gà hầm ngải cứu gạo nếp
Để chế biến món gà hầm ngải cứu gạo nếp, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gà ác hoặc gà ri (từ 700 gram - 1 kilogram)
- Ngải cứu: khoảng 3-4 mớ
- Gạo nếp: 1 chén nhỏ
- Thuốc Bắc: có thể mua gói nhỏ ngoài chợ đã trộn sẵn các vị với nhau
- Hạt sen: 50 gram
- Đậu xanh: 1 chén nhỏ
- Nghệ vàng: 1 củ
- Giấm gạo
- Gia vị các loại: muối, hạt nêm, bột canh, muối hạt,...
2. Sơ chế
Gà làm sạch lông, bạn có thể mua gà đã được làm sạch về chế biến để không mất quá nhiều thời gian. Để gà nguyên con, không nên mổ hết bụng của con gà, món hầm sẽ không đẹp mắt. Chỉ mổ một phần phía dưới con gà rồi lôi hết phần nội tạng, rửa sạch. Lấy muối hạt sát phía trong và phía ngoài con gà cho sạch và đỡ bị tanh nhé. Tiếp tục rửa lại với giấm gạo, cuối cùng là rửa sạch lại toàn bộ với nước lạnh, vớt ra để ráo nước.
Ngải cứu hái phần ngọn non, rửa sạch với nước rồi ngâm trong dung dịch muối loãng khoảng 15 phút để sạch vi khuẩn.
Đỗ xanh cà cho vỡ đôi rồi ngâm trong nước khoảng 4 tiếng cho nở ra. Tương tự với gạo nếp, hạt sen cũng ngâm luôn trong nước.
Rửa sạch nghệ, thái mỏng rồi xát bên ngoài con gà để lên màu cho đẹp mắt.
3. Cách làm gà hầm ngải cứu gạo nếp
Trộn đều gạo nếp, đậu xanh, hạt sen, thuốc bắc và lá ngải cứu (Ảnh minh họa)
Sau khi đã ngâm xong gạo nếp, hạt sen và đỗ xanh, để toàn bộ vào tô lớn rồi đảo đều. Thái nhỏ một ít lá ngải cứu để vào tô, đổ thêm gói thuốc bắc đã chuẩn bị sẵn, nêm một ít muối, trộn đều hỗn hợp.
Nhét hỗn hợp trên vào bụng gà cho đến khi gần đầy thì lấy một phần nắm ngải cứu còn lại chưa thái nhỏ nhét vào trong. Bịt kín bụng gà, lấy tăm hoặc chỉ khâu để cố định vùng da, để nguyên dạng con gà, không cho hỗn hợp bị rơi ra ngoài.
Phần ngải cứu còn lại dàn đều trên đáy nồi. Có thể dùng nồi sứ có nắp hoặc nồi đất đều được. Để gà lên lớp ngải cứu đã trải sẵn. Tiếp tục phủ một lớp mỏng lá ngải cứu phía trên để ngấm đều vào da trong quá trình hầm món ăn. Thêm gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa ăn.
Chuẩn bị một nồi hấp lớn, đổ khoảng 1 lít nước vào rồi đặt nồi gà vào. Thời gian hầm gà kéo dài khoảng một tiếng, có thể kéo dài hơn hay rút ngắn lại tùy thuộc vào khối lượng của con gà mà bạn hầm. Khi thịt gà mềm cũng là lúc các nguyên liệu đã ngấm vào thịt gà, như vậy là hoàn thành nhé.
4. Thưởng thức
Gà hầm ngải cứu (Ảnh minh hoạ)
Sau khi đã tắt bếp, múc gà ra tô nhỏ. Bạn có thể dùng kéo để cắt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn, múc thêm phần nhân và nước hầm rưới đều lên phần thịt nhé.
Để món ăn ngon đúng vị, các bạn nên thưởng thức khi còn nóng, nếu nguội canh gà ngải cứu sẽ giảm bớt mùi thơm đặc trưng của món ăn đấy. Một chút mềm của gạo nếp, chút dai dai của thịt gà cùng một ít vị đắng và thơm của ngải cứu, chắc chắn sẽ mang đến cảm giác lạ miệng và thèm ăn sau những món quen thuộc hằng ngày.
Gà hầm ngải cứu gạo nếp không khó để chế biến phải không nào? Các bạn hãy thử ngay nhé, không những ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe đấy, đặc biệt thích hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú, những người vừa ốm dậy và người già sức khỏe yếu thì phải bổ sung ngay từ 2-3 lần một tuần nhé!