Măng tây là loại thực phẩm rất dinh dưỡng, được mệnh danh là “hoàng đế” trong các loại rau. Các bạn có thể tự trồng cây măng tây đơn giản tại nhà để chủ động thu hoạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 3 phương pháp thường thấy để nhân giống măng tây là bằng hạt hoặc bằng cách tách mầm, ươm bầu cây. Ifarmer sẽ giới thiệu tới các bạn cách trồng măng tây đúng cách ở bài dưới, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Măng Tây
1. Nhân giống măng tây bằng phương pháp tách mầm
Vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, thường là mùa thu, chúng ta có thể trồng cây măng tây bằng phương pháp tách mầm để trồng cây mới. Bứng cả khóm rồi đem tách thành nhiều cây con để trồng chỗ khác, hoặc cũng có thể giữ lại 1 phần gốc để chăm sóc tiếp.
2. Nhân giống măng tây bằng hạt
Hạt giống măng tây khá to và cứng (Ảnh: lisado)
Hạt măng tây lấy từ quả đã chín đỏ, trước khi ủ hạt nên phơi nắng khoảng 2 tiếng để hạt khô và tăng khả năng hút ẩm.
Sau đó, rửa lại hạt bằng nước lạnh, loại bỏ những hạt nhỏ, hạt lép.
Sau khi rửa sạch hạt giống, chúng ta tiến hành ngâm hạt giống măng tây xanh. Vì hạt măng tây khá to và cứng nên cần chú ý cách ngâm hạt giống măng tây sao cho đúng cách để có tỉ lệ nảy mầm cao. Ngâm với nước lạnh khoảng 2 ngày cho hạt nở to, vỏ mềm hơn so với bình thường. Cần lưu ý, trong thời gian ngâm hạt, nên thay nước nửa ngày một lần để hạt giống măng tây dễ dàng trao đổi dưỡng khí, kích thích hạt nảy mầm.
Bước tiếp theo sau khi đã ngâm xong hạt giống, bạn rửa sạch lại với nước lạnh, sau đó ngâm vào dung dịch kích thích nảy mầm như Weviro, Wehg, Atonik, GA3, NAA hoặc Auxin khoảng 30 phút với tỉ lệ là dung dịch/nước lạnh là 30/70.
Tiếp theo, tiến hành ủ hạt giống khoảng 3-4 ngày trong khăn vải với độ ẩm khoảng 30-50%, không để ướt quá dư ẩm làm thối hạt giống và cũng không khô quá để thiếu ẩm làm ảnh hưởng tỉ lệ nảy mầm. Gói kín đặt trong chỗ ẩm mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hằng ngày, kiểm tra gói ủ và đem những hạt đã nảy mầm đem gieo trước, tránh ủ nhiều lần hạt đã nảy mầm có thể bị hỏng hạt. Phần hạt còn lại tiếp tục ủ tiếp cho đến khi nảy mầm thì tiếp tục cho ra vườn ươm.
Đất để gieo hạt cần tơi xốp, đủ ẩm, bón thêm phân chuồng hoai và làm mái che phía trên. Lấy hạt giống măng tây đã nảy mầm gieo đều trên nền đất rồi lấp đất dày khoảng 1-2 cm lên trên hạt. Không nên trồng hạt quá sâu có thể khiến hạt bị thối và hỏng. Chú ý, luôn tưới ẩm cho đất mỗi ngày.
Ươm hạt cây măng tây trong mùa nắng sẽ thuận lợi hơn và có tỉ lệ nảy mầm cao hơn ươm trong mùa mưa. Sau từ 7-10 ngày ươm, cây giống măng tây sẽ mọc lên.
3. Nhân giống bằng cách ươm bầu
Ảnh minh họa
Cách ươm bầu là phương pháp trồng măng tây đơn giản và nhanh chóng hơn 2 cách trên.
Những cây măng tây con được trồng trong bầu hoặc bứng vào bầu đất. Chọn những cây non to và mập mạp, tiến hành rạch bỏ túi nilon quanh bầu, lấp xuống hố, nén chặt gốc. Đào hố trồng có kích thước khoảng 20x30cm, các hố cách nhau khoảng nửa mét, hàng cách nhau khoảng một mét, vừa đủ cung cấp chất dinh dưỡng và dễ dàng thu hoạch. Bón một ít phân chuồng hoai quanh gốc cây, giữ cây đứng thẳng. Nên trồng cây vào buổi chiều, trời mát tỉ lệ sống sót cao hơn.
Vào mùa nắng, nên tưới nước 2 lần vào mỗi bữa sáng sớm và chiều tối kết hợp với ủ rơm và tro hoặc xơ dừa để giữ ẩm cho cây. Mùa mưa, cần có hệ thống thoát nước, tránh măng tây bị ngập úng sẽ bị thối gốc.
Sau khi trồng măng tây khoảng nửa tháng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân chuồng hoai kết hợp với phân NPK để tăng sức đề kháng cho cây và hạn chế sâu bệnh.
Măng tây là cây có sức sống mãnh liệt, dễ dàng thích nghi nên các bạn có thể thử ngay cách nhân giống và trồng măng tây tại nhà nhé, vừa đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình nữa đấy.