Chanh không hạt có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, trái to, mọng nước và mùi thơm đặc trưng nên được ưa chuộng hơn chanh ta. Ngoài ra, chanh không hạt phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu, không kén đất, không yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, có thể cho ra trái quanh năm và đem lại hiệu quả kinh tế lớn nên việc trồng loại chanh này đang khá phổ biến ở nhiều vùng ở nước ta.
Sản phẩm Liên Quan
Quả Chanh
Cách trồng chanh không hạt
Nhân giống chanh không hạt
Có 3 phương pháp nhân giống, đó là: gieo cành, chiết cành và giâm cành.
Quy trình kỹ thuật trồng chanh không hạt
Chọn đất: chanh không hạt có thể thích nghi với nhiều loại đất, chỉ cần đảm bảo đất không bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa hè.
Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 2-3 hoặc từ tháng 8 đến tháng 10.
Mật độ trồng thích hợp: các cây cách nhau khoảng 3m, hàng cách nhau khoảng 4m.
Hố trồng nên có kích thước: 60X60x60 (cm). Tùy vào đất trồng thấp hay cao mà vun luống cao hoặc bằng với đất trồng sao cho đảm bảo cây không bị ngập úng nếu vào mùa mưa.
Trước khi bắt đầu trồng, bón lót một lớp phân trộn với đất xuống hố, đặt bầu cây ngang với mặt đất. Nếu là cây ghép phải chú ý, đặt mắt ghép hướng theo chiều gió để tránh bị gãy. Lấp đất xung quanh lại, cắm cọc, giăng dây để cố định cây con. Chú ý, không được lấp đất chỗ mắt ghép.
Đảm bảo tưới đủ nước cho cây, tránh cây bị khô hoặc úng nước. Ngày tưới từ 2 đến 3 lần, sau một tuần tưới ngày 1 lần là đủ.
Cách chăm sóc chanh không hạt
Để năng suất chanh không hạt đạt kết quả cao, có thể ra trái quanh năm, cần có kỹ thuật chăm cây thích hợp.
Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng. Vào mùa khô, có thể giữ ẩm bằng cách che gốc cây bằng cỏ khô. Mùa mưa, cần có hệ thống chống ngập úng hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên tỉa những cành nhỏ, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Cắt tỉa bớt đọt không để cây phát triển quá cao và làm chất dinh dưỡng tập trung vào quả.
Thường xuyên vun đất cho cây kết hợp với bón phân hữu cơ và hóa học để bổ sung dưỡng chất cho cây phát triển.
Ở các vườn chanh không hạt, nếu vào vụ mùa thu hoạch nhưng mức giá thấp có thể neo trái khoảng từ 15 đến 30 ngày bằng cách sử dụng các loại phân bón có chứa các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin. Tuy nhiên, cần hạn chế phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Xử lý ra hoa chanh không hạt
Thường sử dụng phương pháp xiết nước để cây ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn cho cây trong một thời gian rồi tưới thì cây sẽ ra hoa. Khi này, cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi để chăm sóc, bón phân và thu hoạch. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này làm cây nhanh già cỗi, bộ rễ ăn sâu vào đất.
Phương pháp bón phân cho chanh không hạt
Một năm có thể bón phân từ 4 đến 6 lần, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích để ra hoa và nuôi trái của cây. Phân phải ủ đúng cách để ngăn ngừa mầm bệnh. Có thể bón thúc cho cây chanh không hạt bằng phân hữu cơ sinh học HUMIX, bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng HUMIX.
Phòng và trị bệnh cho chanh không hạt
Phương pháp phòng bệnh cho cây tốt và đơn giản nhất là tỉa cành. Bấm bỏ những cành yếu, sâu, già và hướng nội. Đây là những cành yếu nhất trên cây nên dễ bị bệnh thâm nhập.
Phòng ngừa sâu bệnh như sâu, rầy, nhện đỏ, bị thối đất bằng cách dùng các loại thuốc Trebon 10EC, Pegasus 500SC, Bemyl 50WP để phòng ngừa.
Với những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc chanh không hạt như ở trên, hy vọng rằng bà con sẽ thành công với mô hình vườn chanh không hạt, mang lại hiệu quả kinh tế và làm giàu cho tất cả những người trồng chanh.