Cách Làm Nấm Tràm Khô
Để làm được một mẻ nấm tràm khô có chất lượng cũng như bảo quản được lâu có khá nhiều cách, bao gồm: Sấy khô bằng lò, phơi khô tự nhiên và cả sấy khô bằng phương pháp đông lạnh.
Sản phẩm Liên Quan
Nấm Tràm
Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện công đoạn chính trong các phương pháp sấy, bạn phải rửa sạch nấm tràm trước.
Nhưng, có thể bạn chưa biết, rửa nấm tràm để sấy khô thì không nên rửa với nước. Bởi lẽ, khi rửa nấm tràm với nước trong nấm tràm lúc này sẽ bị ẩm ướt nhiều. Và khi đó có thể nấm tràm sẽ bị ẩm mốc, thậm chí là xuất hiện các nấm cạnh tranh, nấm cạnh tranh là các loài nấm khác có thể mọc trên thân nấm tràm trong điều kiện thích hợp. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nấm sau này.
Nếu có thể, bạn hãy sử dụng khăn giấy khô hoặc bàn chải để làm sạch đất cát trên nấm tràm. Còn đối với vết dơ khó xử lý sạch được trên thân nấm, bạn có thể dùng giấy ướt hoặc thấm ướt dụng cụ vệ sinh để làm sạch nấm. Nhưng vẫn là không nên để nấm quá ẩm ướt và phải dùng khăn giấy sạch lau lại hoặc thấm hết phần nước còn đọng lại trên thân nấm.
Sau quá trình vệ sinh sạch sẽ nấm tràm, tiếp đến là phải cắt nấm tràm. Công đoạn này cũng cần phải lưu ý: Nấm khi cần sấy không nên quá dày, càng dày thời gian sấy càng lâu. Do đó, hãy cắt nấm ra thành những mảng nhỏ có 0,5cm hoặc nhỏ hơn tùy phương pháp sấy.
Tiếp đến sẽ là công đoạn chính cho việc sấy khô nấm.
Cách Phương Pháp Làm Nấm Tràm Khô
Như phần trên chúng ta đã đề cập, có ba phương pháp sấy khô mà Ifarmer chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn. Và sau khi thực hiện các khâu sơ chế nấm bên trên, ta tiến hành sấy khô nấm, chi tiết như sau:
1. Phương pháp sấy khô với lò nướng
Chúng ta sẽ tiến hành xếp các mảng nấm đã cắt nhỏ lên trên vỉ nướng, sao cho: Nấm được xếp cách đều nhau và không chồng lên nhau để tránh tình trạng dính nấm lại sau khi sấy. Lưu ý thêm là chúng ta sẽ không phết dầu hay dung dịch nào khác lên vỉ nướng tránh để nấm có sự ẩm ướt không cần thiết.
Tiếp đến, cho vào lò nướng. Bạn nên để nhiệt độ lò nướng trong khoảng 60 cho đến 70 độ C là thích hợp nhất. Trước đó, bạn có thể chuẩn bị lò nướng bằng cách để nhiệt độ lên cao và hạ thấp dần vào khoảng nhiệt độ thích hợp khi nấm được đưa vào lò.
Trong vòng khoảng 1 cho đến 2 tiếng, bạn lấy vỉ ra kiểm tra xem nấm có dấu hiệu sấy khô đúng cách không? Có vấn đề gì lạ không? Sau đó, nếu mặt bên kia chưa được sấy khô, bạn tiến hành trở mặt của nấm tràm để sấy đều hai bên mặt nấm.
Trong vòng khoảng vài tiếng. Nấm có thể sẽ được sấy khô. Bạn lấy ra và hãy khoan đưa vào bảo quản, hãy dành cho những miếng nấm này được làm nguội trong một thời gian ngắn rồi mới cho vào túi nilon dày hoặc lọ thủy tinh đậy kín hạn chế tối đa không khí lọt vào.
2. Phương pháp sấy khô tự nhiên
Thay vì cho vào lò nướng. bạn xếp các mảng nấm tràm cắt mỏng lên dụng cụ chứa, có thể dùng một cái xịa (mẹt) tre để chứa. Vẫn là không nên xếp chồng lên nhau và giữ khoảng cách cho chúng.
Điểm chú ý của phương pháp này chính là nơi phơi nấm, địa điểm phơi nấm phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Ánh nắng đủ gắt trong thời tiết phù hợp.
- Nơi sấy nấm phải sạch sẽ, không vướng bụi bẩn.
- Nơi phơi nấm tràm không nên để các loài chim hoặc con vật nào khác bu lại xung quanh.
- Không phơi nơi có độ ẩm nhiều, điều này chẳng những không tốt còn có thể làm hỏng nấm tràm.
Nếu trong hai ngày mà nấm tràm phơi vẫn không thể khô thì bạn hãy nên sử dụng lò nướng hoặc phương cách khác tránh để nấm hư hỏng nặng.
3. Sấy khô bằng phương pháp đông lạnh
Đây là một phương pháp cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Phương pháp này áp dụng cho những người chưa muốn sử dụng nấm ngay và không có điều kiện về lò nướng cũng như thời tiết.
Chúng ta trải một tấm khăn giấy khô và sạch lên mặt phẳng, tiếp đến xếp các miếng nấm tràm đã cắt mỏng lên khăn giấy, đảm bảo không xếp chồng lên nhau và giữ khoảng cách nhất định.
Tiếp theo, xếp thêm một lớp khăn giấy sạch lên lớp nấm, lại xếp thêm một lớp nấm lên khăn giấy xen kẽ với lớp nấm bên dưới. Thực hiện tiếp điều này cho đến khi có thể bỏ toàn bộ nấm vào trong túi giấy và hướng miệng giấy sao cho nước, hơi ẩm thoát ra từ nấm được thoát ra ngoài.
Cho túi giấy vào tủ đông. Qua một thời gian, nấm trong túi giấy sẽ được làm khô và có thể sử dụng.
Đó là ba phương pháp sấy nấm thông dụng nhất.
Vậy thì nấm tràm sấy khô rồi có thể dùng nấu món gì?
Nấm Tràm Khô Nấu Món Gì
Một lưu ý với nấm tràm khô đó là khi sấy khô, nấm tràm sẽ có vị nồng hơn nấm tươi nhiều cho nên các món ăn khi để nấm tràm khô vào phải cân nhắc lượng vừa đủ, không nên để nhiều quá, cụ thể các món ăn sau đây sẽ ngon hơn khi có nấm tràm khô:
1. Canh nấm tràm khô với rau mồng tơi hoặc rau dền đỏ.
2. Canh nấm tràm nấu với hải sản
3. Nấm tràm khô xào thịt với tôm
4. Nấm tràm kho tiêu xanh
Và món cuối cùng: Nấm tràm khô xào lá lốt.
Chỉ là sau khi lấy nấm sấy khô ra tiến hành ngâm nước rồi mới xử lý sạch, hoặc cần thì luộc vài nước và chế biến.
Cuối cùng, bài viết trên cũng là tất cả những gì chúng tôi, Ifarmer mang đến cho bạn về cách làm nấm tràm khô, các phương pháp và cả những món ngon có thể nấu từ nấm tràm khô. Sau khi đã có nấm tràm khô các bạn cần phải biết cách chế biến nấm tràm khô để có được món ăn ngon. Chúc các bạn thực hiện thành công loại nguyên liệu ngon lành này.