Kỹ thuật nuôi thỏ

2023-07-09 Nguyễn Thị Thu

1. Chọn giống thỏ con

Giống thỏ được chia thành hai loại cơ bản là thỏ nội và thỏ ngoại. Thỏ nội gồm thỏ đen và thỏ xám. Thỏ ngoại gồm thỏ Newzealand, thỏ Hungary, thỏ California… Chọn thỏ con làm giống, chúng ta nên ưu tiên chọn thỏ Newzealand - loại có lông trắng và mắt đỏ( Thỏ Newzealand là giống thỏ nhanh nhẹn, sức sống cao), hoặc thỏ California - loại có đốm đen ở mũi và tai. Hai loại thỏ này thuộc nhóm thỏ linh hoạt, sạch sẽ, răng cửa mọc ổn định nhất trong các loài thỏ. Cách nuôi thỏ trắng cũng không quá nhiều yêu cầu khác biệt. Ngoài ra, khi chọn thỏ giống, cần đánh giá thể lực, độ nhanh nhạy và đặc trưng lông mượt của loài thỏ để chọn được những con thỏ giống có chất lượng tốt nhất.

Sản phẩm Liên Quan

Giá thỏ giống trên thị trường hiện nay có nhiều chênh lệch, phụ thuộc vào loại thỏ và cân nặng của thỏ.

2. Xây dựng chuồng thỏ

Chuồng nuôi thỏ cần phải xây hai “lớp”. Nói đơn giản nghĩa là chúng ta cần phải xây một cái chuồng gạch rộng lớn, lợp mái chắc chắn, gần cây xanh, nếu có thể xây dưới bóng cây cổ thụ càng tốt, vì thỏ không thích nghi được điều kiện thời tiết quá nóng bức. Chuồng gạch này còn cần phải thông thoáng, tránh được hướng gió lạnh ở các khu vực có mùa đông và mưa tuyết kéo dài, địa hình xây chuồng cần phải cao, không dễ ngập nước nếu có mưa kéo dài.

Bên trong chuồng xây bằng gạch, làm chuồng nhỏ gần nhau. Các chuồng này cần dựng bằng tre nứa, gỗ cách khoảng hoặc sắt thép không gỉ có lỗ. Các chuồng nhỏ này cần dựng cao một chút so với mặt nền chuồng gạch để tiện sát trùng, vệ sinh, thu gom vệ sinh chất thải.

Chuồng nhỏ ngăn hai hoặc bốn tùy theo diện tích, thích hợp cho một con thỏ sinh sống trong một ngăn. Mỗi ngăn đều có máng ăn và ống nước riêng (thỏ uống nước theo cách bú). Bình nước nguồn cần treo trên cao để tiện chảy ngược xuống cho thỏ uống. Thỏ con có thể sống chung với thỏ mẹ và cần tách ra khi lớn. Các bạn có thể tìm hiểu cách nuôi thỏ đẻ và kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản ở các bài viết sau.

Ngoài ra, với số lượng không lớn, chúng ta có thể nuôi thỏ không cần chuồng và chọn nuôi thỏ thả vườn. Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn khá đơn giản và tiết kiệm nhiều chi chí, công sức cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ cảnh cũng không nên làm chuồng. Cách nuôi thỏ cảnh cũng tương tự, chỉ cần không làm chuồng thôi bạn nhé, cứ cho nó sống trong không gian bạn muốn.

3. Thức ăn cho thỏ

Thỏ có thể ăn các loại rau xanh mà con người thường ăn hằng ngày, phổ biến như rau lang, lá ngô, su hào… hoặc một số loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghine… Thức ăn của thỏ cần được trồng và thu hoạch ở nơi sạch sẽ, không nhiễm chất thải động vật khác. Rau cỏ phải tươi, thỏ kén ăn rau cỏ bị héo, và cũng không ăn cành, chỉ ăn lá. Lá rau cỏ cũng không được đọng nước. Ở những địa phương có mùa đông kéo dài, có thể phơi khô cỏ sạch tập cho thỏ ăn từ khi còn nhỏ để đảm bảo lương thực cho thỏ mùa mưa rét.

Phần lớn các loài thỏ đều thích ăn rau lang (Ảnh: trongraulamvuon)

Ngoài ra, chúng ta còn có thể cho thỏ ăn các loại cám chuyên dụng công nghiệp - đây là cách nuôi thỏ mau lớn nhanh nhất. Ăn các loại cám này thỏ sẽ phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng không cao.

Cách cho thỏ ăn chính xác nhất là cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một chút. Không đổ dồn đồ ăn vào máng và chuồng. Chỉ cho thức ăn đủ cho một bữa.

Nước uống cho thỏ cần phải là nước đun sôi để nguội. Với mô hình nuôi thỏ theo kiểu trang trại lớn, nước uống không đủ điều kiện để nấu thì cần phải được lọc khử trùng như nước uống con người.

4. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi

Thỏ là loài động vật cực kỳ dễ nhiễm bệnh. Nước không sạch, thức ăn không sạch, môi trường không sạch… nó lập tức sẽ nhiễm bệnh về tiêu hóa như giun sán hoặc nhiễm trùng. Do đó, môi trường ăn uống và sinh hoạt của thỏ phải được đảm bảo vệ sinh một cách tối đa nhất.

Nước cần được thay hằng ngày. Máng ăn cũng cần được thay và vệ sinh hằng ngày. Thức ăn thừa sau mỗi bữa cần loại bỏ. Chất thải dưới đáy chuồng cũng cần vệ sinh và dọn dẹp cuối ngày. Thuốc sát trùng Vinkon, Hantox, i-ốt phải phun xung quanh chuồng nuôi định kỳ một lần một tuần. Nếu thỏ được xuất chuồng để bán, cần rắc vôi quanh chuồng sau bảy ngày xuất chuồng, trước khi nuôi đợt giống mới.

Nuôi thỏ khá khó, vì thỏ vừa nhạy cảm với thời tiết, lại nhạy cảm với môi trường. Hơn nữa, thỏ có nhiều cách nuôi, kinh nghiệm nuôi thỏ rừng chưa chắc áp dụng được để nuôi thỏ tự nhiên. Do đó, chúng ta cần tuân thủ các kỹ thuật nuôi thỏ để tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay, nhiều người bắt đầu áp dụng mô hình nuôi thỏ rừng và rất thành công. Lưu ý là khi bắt thỏ, nên thật nhẹ nhàng, dùng tay nâng mông và da lưng sát gáy thỏ để tránh gây tổn thương và chết con thỏ bạn nhé!

[a]e ơi,lâu lâu C thấy e bị double từ

Sản phẩm Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH