Hoa đậu biếc có 2 loại cơ bản là hoa đậu biếc khô và hoa đậu biếc tươi. Về cơ bản, công dụng cũng như cách sử dụng hoa đậu biếc tươi và khô là như nhau. Khác biệt duy nhất là hoa đậu biếc khô có thể bảo quản lâu hơn. Hoa đậu biếc được dùng để chế biến thành nhiều loại đồ ăn vặt, thực phẩm, và cả đồ uống. Nổi bật nhất bao gồm:
Sản phẩm Liên Quan
Hoa đậu biếc
1. Cocktail hoa đậu biếc
Cocktail hoa đậu biếc (Ảnh: sieuthinguyenlieu)
Nhiều người vẫn so sánh những người pha chế là phù thủy sắc màu, vì các loại đồ uống sau được họ pha chế xong, thực sự rất nhiều sắc màu. Với hoa đậu biếc, sắc xanh vốn có luôn làm cho đồ uống chế biến từ hoa nổi bật ngay cả khi chưa pha chế xong. Một ly cocktail hoa đậu biếc mát lạnh, chua thanh, thơm nồng hương hoa đậu biếc. Hoa đậu biếc vốn dĩ có màu xanh lam, tùy theo số hoa sử dụng mà sắc xanh có thể đậm nhạt tương ứng. Tuy nhiên, khi pha chế cocktail hoa đậu biếc, người ta thường kết hợp với nước cốt chanh, dó đó cocktail hoa đậu biếc thường có màu xanh tím, đồng thời được trang trí bởi một số loài hoa màu tím để làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ.
2. Rượu hoa đậu biếc
Rượu hoa đậu biếc - nghe tên thì có vẻ vừa quen vừa lạ. Quen vì hoa ngâm rượu không phải là điều gì quá lạ, chúng ta có rượu hoa lan, hoa hồng, hoa sen…, nhưng dùng hoa đậu biếc để ngâm rượu, hẳn là nhiều người trong chúng ta chưa từng nghe đến. Hoa đậu biếc được ngâm trong rượu nếp trong khoảng thời gian bốn tháng trở lên, khi uống, chúng ta sẽ cảm nhận được vị rượu khác biệt ở mùi hương, hương hoa đậu biếc không nồng, chỉ thoang thoảng, nhẹ mùi. Rượu có màu xanh biếc, như màu trà hoa đậu biếc, nồng độ rượu phụ thuộc vào nồng độ rượu nếp ban đầu được sử dụng để ngâm hoa.
3. Trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc (Ảnh: danhtra)
Cách chế biến đồ uống từ hoa đậu biếc đơn giản nhất có lẽ là pha trà. Trà hoa đậu biếc đa dạng đến nỗi, mật ong, táo đỏ, đường phèn, hoa cỏ khô… đều có thể kết hợp để pha chung với trà hoa đậu biếc. Đơn giản nhất, cho một vài bông hoa đậu biếc khô hoặc tươi vào ngâm nước ấm 75 độ, đợi hoa ra màu, thêm chút đường, một chút nước chanh, khuấy đều rồi nhâm nhi uống nóng, hoặc thêm vài viên đá uống lạnh. Dù là trưa hè, đông lạnh… đều có thể thưởng thức một ly. Cầm một ly trà xanh lam trên tay, nếm thử vị chua thanh ngọt thơm hòa quyện, quả là những giây phút thư giãn tuyệt vời đúng không nào?
4. Yaourt hoa đậu biếc
Yaourt hoa đậu biếc là món ăn vặt, tráng miệng được nhiều người ưa thích cực kỳ. Yaourt hoa đậu biếc chua chua ngọt ngọt, dẻo mịn tan mềm trong khoang miệng, dư vị đọng lại trên đầu lưỡi, thơm ngon lại tốt cho sức khỏe lẫn nhan sắc. Yaourt hoa đậu biếc có thể được kết hợp với một số loại trái cây, đem lại cảm giác lạ miệng khi thưởng thức. Nhờ có sắc xanh của hoa đậu biếc, kết hợp với màu trắng mịn của sữa chua, cho ra đời Yaourt ngon miệng và đẹp mắt. Nếu chúng ta trang trí thêm một vài lát chanh, vài lá bạc hà… thì còn gì bằng.
yaourt hoa đậu biếc (Ảnh: webnauan)
5. Cơm hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc không được sử dụng trực tiếp để nấu cơm, hoặc đem xào nấu lên với cơm. Người ta dùng nước ngâm hoa đậu biếc để nấu cơm, nhờ đó cơm nấu chín có màu xanh lam ấn tượng và độc đáo. Hương hoa đậu biếc rất nhẹ, bạn thậm chí có thể không ngửi thấy hương hoa đậu biếc từ cơm hoa đậu biếc. Tuy nhiên, nhờ vậy mà cơm hoa đậu biếc ngoài tinh bột được bổ sung thêm nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Ăn kèm đồ ăn, bạn đã đầy đủ năng lượng cho ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Hay đơn giản, có một món cơm đặc biệt cho ngày nghỉ cũng khiến tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều.
Cách sử dụng hoa đậu biếc rất đa dạng, về cơ bản, chúng ta có thể chế biến thành các loại thức ăn hoặc đồ uống trên. Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe, nếu có thể, bạn nên sử dụng hoa đậu biếc hai lần một tuần, thông qua các món ăn, đồ uống… để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng và nhan sắc lên hương nhé!