Mâm ngũ quả là khái niệm vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Nghe tên thì hẳn là ai cũng hình dung ra đây là một mâm quả với năm (hoặc nhiều) loại quả. Cùng tìm hiểu chi tiết từng loại quả có trên mâm ngũ quả cùng ý nghĩa của mâm ngũ quả trong bài viết này của Ifarmer.
Sản phẩm Liên Quan
Quả Bưởi Da Xanh
Trái Cam Sành
Trái Lêkima
Mâm ngũ quả là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt (Ảnh: 2dep)
Mâm ngũ quả là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là một mâm quả với năm loại trái cây khác nhau (một số địa phương có thể bày nhiều hơn năm loại trái cây). Thông thường, mâm ngũ quả được chưng trên bàn thờ ngày Tết. Ở Việt Nam, mâm ngũ quả có sự khác biệt giữa ba miền Bắc Trung Nam. Theo phong tục của người Việt, mâm ngũ quả vừa có ý nghĩa trang trí vừa mang ý nghĩa tâm linh.
Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì?
Như đã nói ở trên, giữa ba miền Bắc Trung Nam sẽ có sự khác biệt về các loại quả bày trên mâm ngũ quả. Cụ thể:
Mâm ngũ quả ở miền Bắc
Người dân miền Bắc thường lựa chọn năm loại quả (hoặc nhiều hơn năm loại) trong số các loại quả sau đây để bày mâm ngũ quả:
- Chuối xanh: mang ý nghĩa bình an, sung túc, gắn kết và đùm bọc.
- Lê: mang ý nghĩa mọi việc suôn sẻ, trơn tru.
- Lựu: mang ý nghĩa con cháu đầy đàn
- Phật thủ: mang ý nghĩa Phật che chở cho gia đình
- Táo: mang ý nghĩa phú quý, giàu sang
- Bưởi: mang ý nghĩa cuộc sống ngọt ngào, may mắn
- Cam hoặc quất: mang ý nghĩa sức sống dồi dào, làm ăn sung túc
- Lê - ki - ma: mang ý nghĩa lộc trời cho
Mâm ngũ quả ở miền Trung
Mâm ngũ quả ở miền Trung thường có sự kết hợp của nhiều hơn năm loại quả (Ảnh: blogvn)
Người dân miền Trung thường lựa chọn năm loại quả (hoặc nhiều hơn năm loại) trong số các loại quả sau đây để bày mâm ngũ quả:
- Chuối xanh: mang ý nghĩa bao bọc, che chở
- Lê - ki - ma: mang ý nghĩa lộc trời ban
- Dừa: mang ý nghĩa cái gì cũng không thiếu
- Sung: mang ý nghĩa sung mãn sức khỏe và tiền bạc
- Đu đủ: mang ý nghĩa đầy đủ, thịnh vượng
- Lựu: mang ý nghĩa con đàn cháu đống
- Phật thủ: mang ý nghĩa được Phật che chở
- Táo: mang ý nghĩa giàu sang, phú quý
- Hồng: mang ý nghĩa thành đạt
- Thanh long: mang ý nghĩa rồng mây gặp hội
- Nho: mang ý nghĩa tròn đầy, ngọt ngào
- Bưởi, dứa hoặc dưa hấu: mang ý nghĩa mát lành, ngọt ngào và may mắn
- Xoài: mang ý nghĩa vật chất tiêu xài không chịu cảnh thiếu thốn
Mâm ngũ quả ở miền Nam
Khác với miền Bắc và miền Trung, mâm ngũ quả ở miền Nam thường chỉ có bốn loại quả sau:
- Mãng cầu: mang ý nghĩa cầu chúc
- Dừa hoặc dưa hấu: mang ý nghĩa mong muốn may mắn, cái gì cũng vừa đủ
- Đu đủ: mang ý nghĩa đủ đầy, thịnh vượng
- Xoài: mang ý nghĩa cái gì cũng đủ xài, không phải thiếu thốn
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa cầu vừa đủ xài của người dân miền Nam (Ảnh: 2sao)
Mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa gì?
Chữ “ngũ” trong mâm ngũ quả được coi là biểu tượng chung của sự sống. Các loại quả tượng trưng cho đất trời. Trong quá khứ, người ta tin vào Chiêm thư, người dân dùng mâm ngũ quả để dự đoán xem mùa màng được hay mất. Về sau, mâm ngũ quả là biểu tượng cầu thị cho mùa màng bội thu của người dân. Thực tế, chọn năm loại quả chứ không phải là con số khác là bởi vì người xưa quan niệm rằng năm thứ quả là ngũ hành tương ứng với mệnh của con người. Còn số năm là số lẻ, tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi.
Ngoài ý nghĩa tâm linh ở trên thì mâm ngũ quả còn có ỹ nghĩa là làm đẹp bàn thờ ngày Tết, đồng thời thể hiện sự biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết sao cho đẹp
Thực tế, bày mâm ngũ quả ra sao cho đẹp còn phụ thuộc vào loại trái cây mà bạn muốn bày trên mâm ngũ quả. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm các hình ảnh mâm ngũ quả có sẵn trên các trang tìm kiếm để học theo, vừa dễ hình dung vừa dễ thực hiện.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mâm ngũ quả và ý nghĩa của mâm ngũ quả. Đừng quên theo dõi Ifarmer để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về ẩm thực, sức khỏe và làm đẹp nhé!