Không chỉ là loại cây trồng vốn chỉ phổ biến ở các vùng quê, chủ yếu để chống sạt lở, ghép cây và ăn trái, bình bát còn được xem là một loại cây dược liệu dùng chữa nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi, bướu cổ, xương khớp, các bệnh ngoài da, đau nhức răng, đau bụng và làm đẹp.
Sản phẩm Liên Quan
Trái Bình Bát
Trái Bình Bát
Theo Đông y, cây bình bát có vị chát, hạt và vỏ thân có độc nhẹ. Vị chát và độc tố nhẹ ở cây có tác dụng sát trùng, chữa bệnh ngoài da. Vỏ thân và hạt bình bát còn được điều chế thành thuốc sát trùng. Vỏ cây bình bát thường được giã nát đắp quanh nướu răng để giảm nhức răng. Trong khi đó, rễ cây bình bát dùng chữa sốt, đau bụng, viêm lợi, đau răng.
Lá bình bát thường được sắc lấy nước uống trị giun sán, áp xe, loét, mụn nhọt. Lá còn được xem là vị thuốc chữa lao phổi. Bài thuốc này sử dụng lá bình bát thái sợi mỏng, cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước còn 1 ly, chia ly nước này thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày sau bữa ăn. Sử dụng nước nấu từ lá bình bát một thời gian sẽ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi.
Hạt bình bát có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nhưng độc nên thường chỉ dùng ngoài da. Người dân thường lấy hạt bình bát giã nát, nấu thành nước đặc, dùng gội đầu để diệt chấy, rận. Hạt bình bát đốt cháy đen, giã nát trộn với dầu dừa là một bài thuốc hiệu quả để chữa bệnh ngoài da.
Trái bình bát là bộ phận có công dụng chữa nhiều bệnh cả trái xanh cũng như trái chín. Trái bình bát xanh thường được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Trái bình bát xanh cũng là một vị thuốc tốt dùng để chữa bệnh tiểu đường. Trái bình bát cắt lát phơi khô, cùng với 1 nắm vỏ thân và lá bình bát khô, nấu với 2 lít nước trong khoảng 15-20 phút, lấy nước này uống thay nước lọc sẽ phát huy hiệu quả trong việc chữa bệnh tiểu đường, đồng thời còn giúp giải nhiệt cơ thể.
Bên cạnh đó, trái bình bát xanh còn là vị thuốc để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hóa cột sống cổ, lưng đau khớp gối, đau lưng, thần kinh tọa chèn ép dây thần kinh. Trái bình bát xanh thái nhỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi nấu với 1 chút nước rồi mang ra bọc vào vải mềm, chườm lên những vị trí, xương khớp bị đau. Chườm nóng bằng trái bình bát làm giảm sự co rút của gân cơ, dây chằng, tăng sự lưu thông máu tại chỗ, từ đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động.
Trong khi đó, trái bình bát chín chứa nhiều vitamin C, viatmin A, B6, magne, potassium…giúp chống lão hóa, tốt cho da và tóc, tăng thị lực, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm. Ăn trái bình bát chín còn có tác dụng tốt cho xương khớp, giảm a xít tại các khớp xương, phòng chống bệnh gout, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
Theo Đông y, ăn trái bình bát chín còn có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu và bệnh huyết trắng ở phụ nữ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong bình bát chín có tính ức chế các loại vi khuẩn cư trú và gây viêm nhiễm ở phụ nữ. Các chất trong trái bình bát chín giúp cân bằng độ a xít ở vùng kín, chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
Một số phụ nữ còn dùng trái bình bát chín làm chất dưỡng da mặt, làm mờ sẹo. Người ta lấy cùi trái bình bát chín đánh nhuyễn, trộn với mật ong, đắp lên mặt trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Các vitamin từ trái bình bát chín sẽ bổ sung dưỡng chất giúp da sáng đẹp, làm mờ sẹo; chất tanin có trong trái bình bát sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn, trị mụn, giúp trẻ hóa làn da.
Trong cuộc sống ngày nay, nhiều loại thuốc hiện đại được bào chế để đặc trị các loại bệnh, nhiều loại dược liệu Đông y quý hiếm cũng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng thì cũng không thể phủ nhận những tác dụng tích cực, hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh của cây bình bát, vốn là loại cây dân dã, quen thuộc ở một số vùng nông thôn Việt Nam. Tận dụng cây bình bát để hỗ trợ điều trị bệnh cũng là một giải pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe.