Cây sung vốn dĩ là một loại cây cảnh ưa thích của nhiều người, và cũng vừa là loại thực phẩm trong đời sống, là vị thuốc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.
Sản phẩm Liên Quan
Lá Sung
Quả Sung
Cây sung tên khoa học là FIicus Racemosa, thuộc họ dâu tằm, mọc hoang dại và lớn nhanh ở các vùng nhiệt đới, ven ao, hồ, sông suối. Cây sung cho ra trái sung mọc thành từng cụm ở thân cây, có thể ăn được, trái sung tiếng anh được biết đến là Figs, ăn rất ngon và nấu được nhiều món ăn hoặc ăn trực tiếp. Đặc biệt là quả sung có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều các vi chất thường thiếu trong thực đơn của người dân Việt Nam như kali, magie,...các chất chống oxy hóa, vitamins. Quả sung có khả năng điều trị các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, mụn nhọt, và tiêu hóa rất tốt nếu biết cách áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày.
Vì thế chúng ta cần biết cách sử dụng quả sung cho đúng, để phát huy được những lợi ích của nó nhé. Quả sung là loại quả có thể sử dụng được ở cả 2 dạng xanh và chín, ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô đều được, tùy vào mục đích sử dụng. Nhưng cần nhớ rửa sạch trái sung trước khi ăn trực tiếp hoặc chế biến, để đảm bảo quả sung được sạch.
Đối với quả sung còn xanh, và non, mọi người thường ăn trực tiếp chấm muối hoặc muối lạc, có vị chát nhẹ và hậu vị ngọt mát. Có nhiều người thắc mắc ăn quả sung xanh có tốt không, khi mà nó có vị chát sợ làm ảnh hưởng đến dạ dày, câu trả lời là có nếu các bạn ăn quá nhiều và ăn trước bữa ăn, thì điều này là không có lợi đối với chức năng của dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, và gia tăng nguy cơ gây viêm hoặc loét niêm mạc dạ dày. Nhưng có rất nhiều bài thuốc có sự phối hợp của quả sung xanh được dùng để chữa mụn nhọt và sưng viêm tuyến vú ở bà bầu.
Thế còn với quả sung chín thì sao? Quả sung chín rất mềm, thường ruột màu đỏ trông rất bắt mắt, vị ngọt đậm hơn quả sung xanh, còn lại thì tác dụng điều trị bệnh là tương đối như nhau. Nếu các bạn sử dụng quả sung chín, hãy chú ý lựa chọn những quả không bị dập hoặc có dấu hiệu mốc, thối. Vì quả sung đã chín rồi thì độ đàn hồi sẽ kém, dễ dập mà nếu không kiểm tra chúng ta sẽ bị bỏ sót.
Trên thực tế, mọi người thường ăn những quả sung non và ăn tươi ngay sau khi thu hoạch là tốt nhất.
Và hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các độc giả một vài cách sử dụng quả sung để điều trị và hỗ trợ nâng cao sức khỏe rất đơn giản và dễ áp dụng.
Quả sung phơi khô
Thời gian gần đây, người ta đã tìm thấy được công dụng của quả sung phơi khô, do sau quá trình tìm hiểu cách bảo quản sung được lâu dài thì phát hiện ra quả sung cũng có thể áp dụng các hình thức phơi sấy khô mà vẫn giữ nguyên được tính vị cũng như các chất dinh dưỡng có trong nó. Vậy quả sung phơi khô có tác dụng gì?
Đó chính là điều trị đau dạ dày, là một cách tiện lợi để sử dụng quả sung điều trị bệnh mà không lo vấn đề bảo quản quả sung. Cách làm thì cũng rất đơn giản như sau: các bạn dùng những quả sung đã phơi sấy khô cho vào ngâm trong ly nước đun sôi để nguội để qua đêm và uống trước bữa ăn sáng. Sử dụng cách này liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả khá tốt.
Quả sung chín ngâm rượu
Nghe đến ngâm rượu chắc các đấng mày râu lại phấn chấn rồi đây. Trong các cách khác nhau sử dụng quả sung thi ngoài sắc nước, ăn tươi thì còn có thể ngâm với rượu. Quả sung ngâm rượu có tác dụng gì ? Chúng hỗ trợ giảm đau cơ xương khớp và tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới tốt, mà lại không tốn quá nhiều chi phí.
Để ngâm rượu sung thì đơn giản, chỉ có điều các bạn phải lựa chọn những quả sung gần chín, không được còn xanh cũng không được để chín hẳn. Quả sung bổ nhiều lát đem đi phơi sấy cho thật khô, sao vàng thơm rồi ngâm với rượu nếp. Thường tỉ lệ rượu: quả sung là 3:1, ngâm từ tháng thứ 3 trở đi là có thể sử dụng được. Vị của món rượu sung này rất nhẹ nhàng, vừa phải, có chút cay và chút đắng, uống 1 ngày 2-3 chén hạt mít là đủ.
Cách làm quả sung ngâm đường phèn
Trong đông y, quả sung có vị ngọt nhạt, tính bình hòa, rất tốt để kiện ích tỳ vị, nhuận tràng, tiêu thũng giải độc. Thế nên nếu biết dùng phối hợp thì rất có lợi để nâng cao chức năng tỳ vị ( dạ dày). Để phát huy tính năng này thì các bạn có thể sử dụng quả sung ngâm đường phèn để nâng cao sức đề kháng của hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau dạ dày lại nhé.
Cách làm quả sung ngâm đường phèn không khác các loại hoa quả ngâm đường khác, sử dụng sung tươi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng cho bớt nhựa đi, bổ đôi hoặc ba, xếp xen kẽ lớp đường phèn, lớp sung. Rồi thêm 1 chút ít nước đun sôi để nguội để kích thích giúp sung màu tiết ra các chất dinh dưỡng.Ngâm sung trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng được. Các bạn hòa lát sung cùng nước cốt đường uống hằng ngày.
Ngoài ra nếu quá bận rộn không thể ngâm được với đường phèn, các bạn có thể uống nước trái sung. Cách nấu nước trái sung như sau: quả sung sau khi làm sạch thái đôi, sao cho thơm vàng rồi hãm với nước sôi và ủ trong 15 phút. Sau đó chế thêm đường phèn và pha cùng với nước đun sôi để nguội uống thay nước lọc trong ngày.
Tác dụng của quả sung với bà bầu
Lá sung cũng như trái sung, chúng có tác dụng tốt đối với phụ nữ cho con bú, vì giúp thông sữa, lợi sữa. Để làm mạnh tác dụng này các bạn hầm móng lợn với sung tươi, hầm cho nhừ và ăn với cơm trắng. Đây là món ăn rất có lợi cho khí huyết phụ nữ sau sinh, gầy yếu và suy nhược cơ thể.
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà trái sung mang lại thì chúng ta cũng không thể phủ nhận nếu sử dụng không đúng cách và đúng đối tượng, thì trái sung cũng mang lại những tác dụng không mong muốn.
Một số các tác hại của quả sung
- Những người bị dị ứng với mủ cao su hết sức chú ý, do thành phần nhựa của quả sung cũng gần giống mủ cao su.
- Do thành phần chứa nhiều kali nên hết sức sử dụng nhiều ở các bệnh nhân có vấn đề về thận, rối loạn các chức năng đông máu, tim mạch.
- Vì có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa nên nếu lạm dụng quả sung, các bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc thậm chí là tiêu chảy
- Chú ý nên sử dụng quả sung trong hoặc sau bữa ăn do quả sung có khả năng làm giảm lượng đường trong máu gây ngất hoặc xỉu, nhất là ở những bệnh nhân có tiền sử tụt đường huyết hoặc tụt huyết áp.
Trên đây là một số các tác dụng không mong muốn thường gặp do ăn quả sung sai cách và thiếu hiểu biết. Tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến cáo các độc giả nếu gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe không nên lạm dụng chúng mà nên đi khám các cơ sở chuyên khoa để xác định tình trạng của mình.
Chúc các bạn có một món ăn ngon lại có thể chữa được bệnh!