Khoai lang là cây lương thực rất phổ biến ở nước ta, trên thế giới cây khoai lang xếp thứ 7 về sản lượng. Ở Việt Nam, cây khoai lang là một trong bốn loại lương thực chính gồm lúa, ngô, khoai, sắn. Bài viết hôm nay, Ifarmer sẽ giới thiệu rõ hơn về đặc điểm của khoai lang để các bạn cùng tham khảo nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Khoai Lang
1. Giới thiệu về cây khoai lang
Cây khoai lang có tên tiếng anh là Sweet potato, tên khoa học là Ipomoca batatas L. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây và khoai mỡ. Cấu tạo của khoai lang gồm phần rễ củ lớn, có vị ngọt thanh, khá nhiều tinh bột là nguồn cung cấp rau củ khá lớn. Phần thân và lá có thể dùng nấu như một loại rau.
Cây củ khoai lang là cây dạng thảo, phôi có 2 lá mầm, rễ sơ sinh phát triển dẫn thành rễ chính rồi sinh ra tiếp các rễ bên. Rễ được hình thành ở các mắt đốt thân,mỗi đốt thân có thể ra khoảng từ 5 đến 7 rễ, trong đó từ 2 - 3 rễ có khả năng phát triển thành rễ củ lớn. Củ khoai lang thường mọc ở các đốt sát với mặt đất. Phát triển từ chiều dài rồi đến chiều ngang. Củ khoai lang dùng làm thực phẩm, có thể chế biến các món luộc, chiên hoặc hầm.
Thân có hệ dẫn gồm 1 đai liên tục hoặc gián đoạn của các bó dẫn. Trên thân có nhiều đốt, mỗi đốt phát triển một chiếc lá. Tùy vào giống mà màu sắc của thân sẽ khác nhau từ màu trắng vàng, xanh nhạt, xanh đậm, tím,...
Lá khoai lang có cuống dài với các đường gân thẳng hoặc hệ gân hình cung. Lá rau lang mọc cách. Các loại rau lang khác nhau sẽ cho ra hình dáng và màu sắc của lá khác nhau, từ màu xanh đậm, xanh nhạt, ánh tím,... đến lá hình mũi mác, hình tim hay xẻ thùy,... Thân non và lá khoai lang có thể dùng để nấu canh, luộc đều rất ngon và vô cùng dinh dưỡng.
Cây khoai lang có hoa, hoa rau lang hình chuông, cuống dài, có hình dạng giống với hoa rau muống. Hoa khoai lang thường mọc ở nách lá và đầu ngọn của phần thân. Có loại mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, hoa khá nhanh héo, mọc buổi sáng và héo vào giữa trưa.
Hạt khoai lang có màu nâu đen, hình bầu dục hay đa giác, vỏ khá cứng và có khả năng duy trì khả năng sống được trên 20 năm. Hạt giống rau lang có nhiều loại, để trồng được, cây khoai lang tím, cây khoai lang lấy củ hoặc cây khoai lang cảnh. Hoặc tùy vào nhu cầu sử dụng mà có giống rau lang ăn lá, giống rau lang siêu đọt, giống rau lang siêu ngọn để các bạn lựa chọn.
2. Thành phần dinh dưỡng của rau lang
Theo nhiều tài liệu cây khoai lang, củ khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như 24,6% tinh bột, 4,17% đường glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, cùng các khoáng chất, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C, 4,24% tanin, 1,38% pentosan. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95 – 1,97%) có tác dụng nhuận tràng tốt.
3. Các món ăn ngon từ cây rau lang
3.1. Củ khoai lang luộc
Củ khoai lang chỉ cần rửa sạch rồi hấp hoặc luộc là có thể thưởng thức ngay. Món ăn này chế biến đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng, có thể dùng để ăn no thay bữa cơm có tác dụng giảm cân rất tốt.
3.2. Rau lang luộc, nấu canh
Món ăn này rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Món ăn này sử dụng ngọn rau lang và phần thân non để chế biến. Dĩa rau lang luộc, bát canh rau lang vừa thơm mát mà còn có tác dụng chữa táo bón, nhuận tràng và kích thích tuyến sữa cho các mẹ bỉm.
3.3. Các món ăn vặt từ củ khoai lang
Khoai lang chiên, khoai lang nướng nóng hổi, khoai lang lắc, các món chè khoai lang chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Chế biến không quá cầu kỳ và hương vị mang lại rất khác với hương vị vốn có của nó đấy.
Cây rau lang dễ trồng, dễ chăm sóc và chế biến được nhiều món ăn ngon. Không những thế, những chất dinh dưỡng có trong rau lang rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng bổ sung những hợp chất có lợi vừa có khả năng ngăn ngừa một số chứng bệnh ung thư, béo phì rất tốt. Vì vậy hình ảnh cây khoai lang đã gắn liền với người dân Việt Nam ta.