Sả là một loại cây thân thảo rất phổ biến ở nước ta. Sả thường được dùng như một loại gia vị để chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn, nguyên liệu để pha trà, làm nước uống và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Sản phẩm Liên Quan
Cây Sả
1. Đặc điểm của cây sả
Sả là loại cây thân thảo, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây sả phân bố rộng khắp các vùng. Đặc biệt vở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhiều nơi đã triển khai việc trồng cả hàng loạt để chế biến tinh dầu sả. Cây sả có tên tiếng anh là citronella hay lemongrass, tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf, thuộc họ Gramineae, chi Cymbopogon Spreng. Ở mỗi vùng sả có thể gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ sả, sả chanh, hương mao hoặc lá sả. Một vài nơi gọi là cây xả, do đặc trưng phát âm, tuy nhiên cách viết đúng là cây sả không phải cây xả như nhiều người vẫn nghĩ.
1.1. Đặc điểm sinh thái của cây sả
Cây sả mọc theo dạng bụi, sống lâu năm, lá hẹp, mảnh, mép có răng cưa nhỏ, bẹ lá không có lông, lá dài từ 1-1,5m. Cây sả phân thành nhiều nhánh, trung bình mỗi cây sả có thể phát sinh từ 80-120 nhánh. Rễ nhỏ, thân có màu trắng hoặc hơi xanh tím từ nhiều bẹ bện chặt với nhau tạo thành. Có một số cây sả màu tím, nhưng ở nước ta khá ít loại này. Thân có nhiều đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 – 3cm. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều bông nhỏ không có cuống.
1.2. Thành phần hóa học của cây sả
Cây sả có chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như: citronella, citral, geraniol và citronellol.
Trong mỗi cây sả chứa từ 1,5 đến 2% tinh dầu tùy vào loại giống và điều kiện sinh thái, 60-85% citra, 40% geraniol. Citra có vị như chanh và là nguyên liệu bán dẫn để tổng hợp một số sản phẩm công nghiệp quan trọng. Để tách citral ra khỏi tinh dầu sả phải tiến hành chưng cất phân đoạn. Geraniol, linalool và citronellol được tách ra từ dầu sả chanh để sử dụng làm chất tạo hương liệu.
1.3. Thành phần dinh dưỡng của cây cả
Trong 100 gram sả, có chứa:
- 89 Kcal năng lượng
- 0.9 gram protein
- 1.3 gram lipid
- 18.4 gram Glucid, Carbohydrate, Carb
Một chén sả có chứa hơn 10% hàm lượng sắt, kẽm, folate magiê và kali được các nhà dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, hàm lượng mangan chiếm tới 175% hàm lượng kiến nghị sử dụng mỗi ngày.
2. Công dụng của cây sả
2.1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nếu bạn có những triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi thì sả là bài thuốc bạn nên thử. Tinh dầu sả rất hiệu quả trong việc kích thích hệ tiêu hóa, giúp tiêu đờm, khử hôi miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy. Sả có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, ngoại trừ trẻ dưới 1 tuổi và những người bị táo bón thì không nên dùng.
2.2. Điều hòa kinh nguyệt
Tinh dầu sả trộn đều với bột tiêu đen hoặc nước sả tươi giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm bớt các cơn đau bụng khi hành kinh ở chị em phụ nữ.
2.3. Giải độc cho cơ thể
Các hoạt chất trong tinh dầu sả có khả năng loại bỏ axit uric, giải độc gan, tốt cho thận và bàng quang bằng cách tăng cường số lượng và tần suất tiểu tiện. Ngoài ra, nước sả cùng với chanh có tác dụng giải rượu bia rất tốt, giúp cơ thể nhanh lấy lại sự tỉnh táo, đỡ nhức đầu.
2.4. Hạ sốt
Uống trà sả hoặc xông lá sả, ăn sống thân sả giúp bạn hạ sốt nhanh chóng. Nếu bị cảm lạnh, cúm hay sốt rét thì sả là bài thuốc an toàn và hiệu quả mà bạn nên sử dụng.
2.5. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Trong sả có chứa chất citral, là một chất hóa học giúp tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Ngoài ra, trong sả có chứa beta-carotene-1, là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư.
2.6. Hạ huyết áp
Uống nước sả hoặc trà sả giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, do đó có khả năng điều hòa huyết áp ổn định, nhất là những người có huyết áp cao nên bổ sung sả vào thực đơn của mình.
2.7. Giúp sát khuẩn
Một tác dụng của sả ít người biết đến nhưng vô cùng hiệu quả là giúp sát trùng da, đắp sả lên vùng bị nhiễm khuẩn sẽ giúp vùng da đó không bị nhiễm trùng. Ngoài ra, ngâm trong nước ấm hòa với vài giọt tinh dầu sả giúp chữa bệnh nấm da.
2.8. Hỗ trợ cho hệ thần kinh
Uống nước sả có khả năng cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, nhất là với những người mắc các chứng bệnh Alzheimer, chóng mặt, căng thẳng, động kinh,…
2.9. Giảm cân an toàn
Sả có khả năng đốt cháy lượng mỡ dư thừa trên cơ thể, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nên uống nước sả là một phương pháp giảm cân an toàn.
Qua những thông tin về tài liệu cây sả ở trên, các bạn đã hiểu hơn về loài sả và công dụng của chúng rồi phải không nào? Hãy dùng sả đúng cách để phát huy hết những tác dụng tuyệt vời từ cây sả mang lại nhé.