Khi nhắc đến cây sả, mình liền nghĩ ngay đến món nghêu hấp sả, cây sả thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn và là nguyên liệu để chế biến nhiều bài thuốc quý. Cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc nên phân bố rộng rãi khắp nước ta.
Sản phẩm Liên Quan
Cây Sả
1. Đặc điểm của cây sả
Cây sả hay còn được gọi là cây sả chanh, cây sả hương, cỏ sả hoặc lá sả, có tên khoa học là Cymbopogon, thuộc họ Poaceae, chi Cymbopogon Spreng. Chi sả có khoảng 55 loài, sống lâu năm theo dạng bụi. Rễ cây có màu trắng hoặc xanh tía, lá dài và dày, có màu xanh, phiến lá hẹp với các bẹ cuốn chặt vào nhau. Mép lá hơi nhám, cạnh nhọn sắc, có thể gây đứt tay nếu không cẩn thận đụng phải. Bẹ lá phẳng, không có lông, xuất hiện những sọc chạy dọc theo thân. Thân cây sả được cấu tạo rất đặc biệt, gồm nhiều bẹ bọc vào nhau màu trắng, khi chúng ta cắt ngang cây sả thì các bẹ này sẽ tách rời ra, nó có mùi thơm dịu nên thường được dùng làm gia vị. Cây sả có hoa màu trắng, mọc thành cụm và đặc biệt là không có cuống.
Tên gọi sả chanh xuất phát từ mùi thơm đặc trưng của cây sả giống như mùi chanh chứa trong tinh dầu sả. Cây sả là cây ưa sáng và có khả năng chịu nhiệt cao. Thích hợp phát triển trong môi trường nhiệt độ vừa phải từ 22-26oC, cần nhiều nước trong quá trình phát triển.
Cây sả có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi như: citronella, geraniol (40%), citronellol và citra (60-85%). Ngoài ra, cây sả chứa 1-2% tinh dầu. Tinh dầu sả chanh được chưng cất để làm nguyên liệu ban đầu để tổng hợp một số sản phẩm công nghiệp quan trọng.
2. Những món ăn ngon từ cây sả
Cây sả là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và vô cùng dinh dưỡng như:
2.1. Ếch ướp sả xào lăn
Món ăn rất tuyệt vời dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn đều có thể thưởng thức. Sự kết hợp giữa mùi thơm của sả, thịt ếch dai ngon không những rất hấp dẫn mà còn có công dụng để giảm phù nề, suy nhược cơ thể.
2.2. Ốc xào sả, ốc hấp sả
Để chế biến món ốc ngon thì sả là nguyên liệu không thể thiếu. Mùi thơm của sả rất hợp với độ giòn dai của thịt ốc. Một dĩa ốc xào sả hay ốc hấp sả, vừa nhâm nhi thêm một ly bia là một gợi ý tuyệt vời cho bạn để vừa thưởng thức món ăn ngon và vô cùng dinh dưỡng.
2.3. Gà hầm sả
Đây là món ăn rất quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam, có thể gọi là món ăn quốc dân cũng không quá. Mùi thơm của sả đập dập giúp cho thịt gà không còn mùi tanh vốn có của nó, giúp món ăn đậm vị và không ngấy. Nước dùng của gà hầm có thể cho thêm một số loại rau củ như cà rốt, khoai tây, nấm hương để tăng hương vị cho món ăn. Gà hầm sả là món ăn không thể thiếu trong những buổi tụ họp gia đình, mâm cỗ cúng tổ tiên của nước ta. Không những dễ chế biến, mùi vị hấp dẫn mà món ăn còn vô cùng dinh dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
2.4. Bò nướng ướp sả
Ướp thịt bò, hành tây, lá lốt và sả băm nhỏ với nhau trong khoảng một giờ đồng hồ. Cuộn lại rồi cho lên bếp than để nướng cho đến khi thịt bò chuyển vàng đều và thơm hương là có thể ăn được ngay. Có thể ăn kèm với các loại rau sống, dưa leo, chấm thêm nước mắm tỏi ớt. Món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, nhất là đối với những trường hợp kén ăn, vàng da.
3. Công dụng của cây sả
Cây sả có mùi thơm, vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu thực, ra mồ hôi và thông tiểu tiện hiệu quả. Ngoài ra, người ta thường sử dụng sả để giải độc cho cơ thể qua quá trình đào thải chất độc từ gan, thận, giúp quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tình dầu trong cây sả có tác dụng chống viêm rất tốt bằng cách ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Những bệnh nhân ung thư vú, ung thư gan có thể bổ sung sả trong thực đơn hàng ngày bởi thành phần có chứa chất luteolin, có khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngoài ra, cây chanh sả có tác dụng làm giảm huyết áp, giúp điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và hỗ trợ điều trị chứng bệnh trầm cảm.
Bài thuốc dân gian từ chanh, gừng, sả có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid-19 hoành hành như hiện nay, bổ sung thức uống này cũng là một cách để ngăn ngừa virus corona tấn công một cách hiệu quả.