Cây sung (hay còn được gọi là ưu đàm tụ, tụ quả dong hoặc cây ưu đàm) là cây thân gỗ, thuộc họ dâu tằm, có tên khoa học là Ficus racemosa. Cây sung được biết đến nhiều như là biểu tượng của sự đầy đủ, sung túc và may mắn. Không những để làm cây bonsai chưng cảnh vừa rất nghệ thuật và thể hiện được văn hóa tâm linh của gia chủ. Ngoài ra, quả sung và lá sung còn là một phương thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về loài cây này ở bài dưới nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Lá Sung
Quả Sung
1. Đặc điểm của cây sung
Sung là cây có kích thước trung bình, có thể cao tới 25-30m, đường kính từ 50-90 cm hoặc hơn. Thân cây có vỏ màu nâu xám. Cành cây nhỏ, màu nâu. Lá có mũi mác, hình trứng, màng và lông tơ xung quanh khi còn non, khi già không còn lông và lá hơi xù xì. Trên lá sung thỉnh thoảng xuất hiện nốt sần, là dấu hiệu cho thấy côn trùng và một số loại sâu ký sinh đã tấn công lá cây. Ăn lá cây có nốt sần, trong Đông y được xem là tốt hơn lá không có nốt sần vì có thể chữa khỏi một số bệnh lâu năm như các chứng đau đầu, những người bị mắc bệnh gan, và làm thuốc bổ cho những người có sức khỏe kém.
Cây sung ra hoa từ khoảng tháng 5 đến tháng 7. Hoa đực không có cuống, hoa cái có cuống nhỏ, núm nhụy hình chùy.
Một cây sung con cần khoảng 2 năm để cho ra đợt trái đầu. Để kích thích cho cây sung mau ra trái, có thể thực hiện bằng cách ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, hái bỏ lá cho cây ra lá mới rồi tiếp tục chăm sóc cho cây ra nụ và quả. Để cho cây ra trái vào cuối năm và đầu năm để chưng Tết, thời gian thích hợp để làm những công việc trên là từ tháng 6 đến tháng 8.
Quả mọc thành từng chùm trên thân hoặc cành của cây, hoặc các nách lá, Quả khi non có màu xanh, khi chín chuyển dần từ màu cam ánh đỏ sang màu đỏ, đỏ thẫm. Quả hình quả lê, đường kính nhỏ từ 2-2,5 cm.
Cây sung ưa sống vùng ẩm ướt nên cây sung thường mọc ở ven sông suối. Ở nước ta, cây sung xuất hiện rộng khắp ở cả 3 miền.
2. Cây sung có mấy loại?
Cây sung gồm 2 loại: sung ta và sung Mỹ. Sung ta lại được phân thành 2 loại: cây sung nếp và cây sung tẻ, mục đích dùng để làm cảnh. Sung Mỹ được trồng với mục đích chủ yếu để hái quả. Quả sung vừa là biểu tượng của sự may mắn, sung túc vừa có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Quả sung nếp tròn, đều, kích thước không quá lớn, chùm quả sai trái hơn quả sung tẻ nên cũng được ưa chuộng hơn.
Tuy nhiên, có nhiều người cũng thắc mắc liệu có cây sung đực và cây sung cái, khi mà có nhiều cây sung không ra trái trong khoảng thời gian dài. Thực tế, thì không phân biệt cây sung đực và sung cái hoặc do môi trường sống của cây hoặc cách chăm sóc cây chưa đúng cách nên cây sung chưa ra trái. Các bạn có thể tìm hiểu cách chăm bón thích hợp để cây sung đủ lực và sai trái.
3. Công dụng của cây sung
3.1. Cây sung làm cảnh
Ảnh minh họa
Theo quan niệm xưa, cây sung tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn nên thường được chọn để làm cây cảnh trang trí trước nhà. Cây sung bonsai thường được trồng phía trước nhà để đón lộc cho gia chủ.
3.2. Quả sung chữa được nhiều bệnh
Trái sung có vị ngọt, hơi chát, tính bình có công dụng nhuận tràng tốt, giải độc, thường được dùng để chữa các bệnh kiết lỵ, táo bón, viêm họng, mụn nhọt, chán ăn, phong thấp, ho và có công dụng kích thích tuyến sữa cho phụ nữ đang cho con bú.
Trong quả sung có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như glucose, oxalic acid, citric acid, malic acid, saccarose, quinic acid, auxin, shikimic acid, các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali cùng một số loại Vitamin khác nên có tác dụng rất tốt trong việc nhuận tràng, giúp giảm huyết áp và phòng chống ung thư hiệu quả.
3.3. Lá sung dùng làm thuốc
Lá sung có tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng chữa sốt rét, phong thấp, lợi sữa, giúp thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng và bổ huyết. Nếu bị giời leo, dùng lá sung giã nhuyễn trộn thêm một ít giấm ăn đắp vào chỗ bị đau, sau khoảng 1-2 ngày là khỏi hẳn.
Cây sung là một loại cây nằm trong bộ tứ linh và bộ tam đa “Sung, Lộc vừng, Thiên Tuế” nên rất có giá trị tâm linh, phong thủy. Không những thế, cây sung không khó để trồng và chăm sóc nên rất phổ biến ở nước ta. Qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về loài cây này rồi phải không nào?