Mực là một loại động vật ngành thân mềm, rất phổ biến ở vùng biển nước ta. Thịt mực ăn mềm, ngon, ngọt và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy đặc điểm cấu tạo của mực như thế nào? Mực có chất dinh dưỡng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết dưới nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Mực Nang
Mực Lá
Mực Ống Trứng
Mực Ống
Mực Sữa
Mực Xà
Mực có phần xúc tua dài hơn thân
Đặc điểm cấu tạo của mực
Mực có nhiều cách gọi khác nhau như cá mực, mực nang, mực ống,... tên khoa học là Sepia spp, thuộc họ mực nang. Có khoảng 500 loài mực trên toàn thế giới. Mực là động vật ngành thân mềm, không có xương sống, phân bố ở khắp tất cả các đại dương, từ vùng ven biển, biển sâu, biển cạn tới vùng khơi xa. Chúng là thức ăn của nhiều động vật như cá biển, cá mập, cá heo và những động vật biển khác. Chúng cũng có thể ăn thịt lẫn nhau. Ở nước ta, mực được chia thành bốn bộ khác nhau: bộ mực ống, bộ mực nang, bộ mực xà và bộ mực lá. Cấu tạo cơ thể mực chia thành hai phần gồm: phần đầu và phần thân.
Cấu tạo ngoài của mực
Mực có cấu tạo phần đầu và phần thân rõ rệt
Phần đầu của mực có từ 8 đến 10 tay cùng với những hàng giác bám. Miệng của mực nằm ngay dưới phần bụng.
Phần thân của mực ở phía sau, chiếm tới 70% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Phần thân có cấu tạo như hình bầu dục, với nhiều vân hình gợn sóng. Mai mực là đá vôi xốp bọc lớp sừng mỏng ở bên ngoài. Thức ăn của mực khá đa dạng, chúng có thể ăn tất cả các loại cá, giun và những động vật nhỏ khác.
Cấu tạo trong của mực
Cấu tạo của mực phù hợp với môi trường sống ở biển.
Trong phần thân có các túi mật, ruột và phần thân dài màu trắng như xương sống của mực.
Phương pháp tự vệ đầu tiên của loài mực để phát hiện nguy hiểm là chúng luôn luôn quan sát xung quanh, chính vì thế loài mực có đôi mắt to và sáng. Ngoài ra, ở những vùng tối, mực dựa vào cảm biến thứ hai của chúng, được tạo ra từ vô số tế bào sợi nhỏ li ti dọc theo cơ thể và được gắn vào nơ-ron thần kinh để có thể gửi thông báo đến não khi có nguy hiểm xuất hiện. Lường trước những mối đe dọa có thể xảy ra, mực lập tức trốn kẻ thù. Nếu không may, mực cũng có thể tự vệ bằng cơ chế phun mực vào đối phương để tìm cách thoát thân. Ngoài ra, mực có thể phóng đi bằng phản lực, tốc độ tối đa lên tới 40km/giờ và trong vài giây có thể chạy xa tới vài mét.
Khả năng thích ứng nhanh cùng cấu tạo mực ống gồm những xúc tua dùng để đào và trốn trong cát cho phép loài mực phát triển nhanh chóng mặc dù trọng lượng cơ thể nhỏ dễ dàng bị tấn công.
Mực có chất dinh dưỡng gì?
Trong thịt mực chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như Protid, Lipid, Fe, Ca, Vitamin B1, B2, B6, B12, PP.
Trong mai mực có chứa canxi dưới dạng cacbonat, photphat, sunfat,...cùng các chất hữu cơ khác. Mai mực có vị tanh, tính ấm, không độc và có tác dụng chỉ huyết rất hiệu quả.
Ngoài ra, hàm lượng các chất vi lượng như đồng, kẽm có trong thân mực chiếm tỉ lệ rất lớn, đây là thành phần cơ bản để hình thành một lượng lớn hồng cầu cho cơ thể.
Thịt mực chứa rất nhiều selenium, là thành phần quan trọng để làm giảm tình trạng oxy hóa ở người, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và đường huyết.
Thịt cá mực có tính ngọt, vị chua nên có tác dụng bổ trung, tính bình, tích khí và giúp điều kinh. Chính vì những lẽ đó, ngoài chức năng chính làm thực phẩm, mực có thể được sử dụng để làm thuốc.
Vậy mực có đặc điểm gì? Có nhiều chất dinh dưỡng không? chắc hẳn qua bài viết này bạn đã có câu trả lời chính xác phải không nào? Không những cấu tạo cơ thể đơn giản, dễ dàng chế biến mà thịt mực còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là những người có sức khỏe kém. Còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung ngay mực vào khẩu phần ăn để cùng thưởng thức món ăn vừa ngon và dinh dưỡng này nào.