Sả là loại cây quen thuộc dùng để làm tăng hương vị của món ăn, ngoài ra còn là vị thuốc đông y quen thuộc để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, giải độc và hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Nhất là trong giai đoạn virus corona hoành hành như hiện nay, những bài thuốc từ cây sả được nhiều bác sĩ khuyên dùng để giúp tăng sức đề kháng, hạn chế sự thâm nhập của covid-19 vào cơ thể. Cùng Ifarmer tìm hiểu rõ thêm công dụng của cây sả chanh trong bài viết dưới nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Cây Sả
1. Tác dụng của sả
1.1. Sả tốt cho hệ tiêu hóa
Cây sả trong Đông y có tính ấm, vị cay nên có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa đầy hơi, kích thích tiêu hóa và giúp tiêu đờm, khử hôi miệng. Tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, nhất là những người có hệ tiêu hóa kém, co thắt ruột, đau dạ dày, tiêu chảy, có thể sử dụng những bài thuốc từ cây sả để cải thiện tình trạng này.
1.2. Cây sả giúp giải độc cơ thể
Những hoạt chất trong cây sả có khả năng loại bỏ axit uric và các chất độc hại giúp giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, bàng quang và thận thông qua cơ chế tăng cường tần suất và số lượng khi đi tiểu. Ngoài ra, trà sả ấm là phương thức giải độc rượu bia rất hiệu quả, giúp người say nhanh chóng tỉnh táo, đỡ nhức đầu.
1.3. Cây sả có chức năng sát trùng
Một nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh và streptomycin. Nếu vùng da bị thương, có thể dùng sả để tẩy rửa và đắp lên để tránh nhiễm trùng hoặc ngâm trong nước ấm hòa với tinh dầu sả để trị bệnh nấm da.
1.4. Sả có tác dụng chống viêm hiệu quả
Các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte, giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm của đường ruột. Ngoài ra, sả chứa các chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi.
1.5. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Trong cây sả có chứa chất citral và chất chống oxy hóa beta-carotene-1 có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư vú và ung thư gan mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.
1.6. Hạ huyết áp
Trong sả có tinh chất giúp hỗ trợ tuần hoàn máu nên nếu gặp tình trạng huyết áp lên cao, uống 1 ly nước sả có thể giúp làm giảm huyết áp.
1.7. Giúp trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Uống 1 ly nước sả tươi hoặc hòa vài giọt tinh dầu sả cùng một ít hạt tiêu đen là những bài thuốc hữu hiệu giúp điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các cơn đau bụng khi hành kinh.
1.8. Sả có tác dụng hạ sốt
Sả có thể dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách giã lấy nước để uống hoặc ăn sống phần thân sả.
1.9. Sả giúp làm đẹp da
Tinh dầu sả có chứa những hoạt chất có công dụng làm giảm mụn trứng cá, mụn cám, cải thiện cấu trúc da bằng cách làm săn chắc các cơ và mô trên cơ thể.
2. Những bài thuốc từ cây sả
2.1. Chữa đau bụng
Lấy sả tươi đun sôi (khoảng 40 - 50 gram), lấy nước hòa với đường. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần.
2.2. Bài thuốc để giải độc
Giã nhuyễn thân sả rồi lọc lấy nước uống.
2.3. Chữa tiêu chảy
Sử dụng các nguyên liệu gồm 12g thân sả, 12g búp ổi non, 12g vỏ quýt phơi khô. Lấy 2 chén nước sắc với hỗn hợp trên cho đến khi nước cạn khoảng còn 1 chén thì tắt bếp. Chia 2 -3 lần để uống mỗi ngày, nên uống khi nóng.
2.4. Chữa ho
Lấy 250g rễ cây sả, 250g trần bì, 250g sinh khương đem giã nát, ngâm với 200ml rượu trắng (rượu 40 độ), Sau đó, dùng thêm 500g bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ và sao khô với 300g mạch môn bỏ lõi và 200g tang bạch bì sao mật đem đun nước cho đến khi cạn thành cao lỏng khoảng 300ml. Cuối cùng, trộn chung cao lỏng và rượu với nhau. Mỗi ngày uống khoảng 30ml chia từ 2 – 3 lần.
2.5. Pha trà tăng sức đề kháng chống covid-19
Pha nước gồm 50g gừng, 2 quả chanh, đường phèn, 4 cây sả. Đập dập sả, thái nhỏ gừng đem bỏ vào nồi đun sôi, chờ khoảng 5 phút cho thêm đường phèn cho vừa uống. Chờ nước gừng sả nguội bớt, vắt thêm nước cốt chanh vào sau để tránh nước bị đắng. Mỗi tuần uống 2-3 lần sẽ giúp tăng đề kháng của cơ thể chống sự xâm nhập của virus corona.
3. Tác hại của cây sả
Sả có rất nhiều tác dụng với cơ thể, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng nóng trong bởi sả có tính ấm, gây khó tiêu, táo bón và gây dị ứng với một số người mẫn cảm với các thành phần có trong sả.
Do đó, khi sử dụng sả nên sử dụng một liều lượng vừa phải, tùy cơ địa của mỗi người và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn nhé.