Chuối sứ là một trong những loại chuối phổ biến nhất tại Việt Nam. Tại các miền quê, gần như nhà nào cũng trồng chuối sứ. Vì chuối sứ rất dễ trồng, lại không tốn nhiều công sức chăm sóc, giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị kinh tế lại cao. Cùng Ifarmer tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của cây chuối sứ qua bài viết này.
Sản phẩm Liên Quan
Chuối Xiêm
Chuối sứ được yêu thích vì ngon và có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: bachhoaxanh)
Chuối sứ là chuối gì?
Đây là một loại chuối có quả tròn, ngắn và mập, không có khía. Chuối sứ còn được gọi là chuối mốc hoặc chuối xiêm, thường xuất hiện trên các mâm quả cúng của người dân Việt Nam. Vị chuối ngọt, thơm nhưng không bằng chuối hương. Chuối sứ không có hạt hoặc rất ít hạt, thịt chắc và dày, có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đặc điểm hình thái của cây chuối sứ
Về rễ cây: Cây chuối sứ là loại cây rễ chùm, có nhánh rễ chính là rễ ngang và rễ đứng. Rễ ngang mọc quanh cây chuối còn rễ đứng mọc đâm sâu xuống lòng đất.
Về thân cây: Cây chuối sứ có hai loại thân, được gọi là thân thật và thân giả. Thân thật chính là củ chuối, nằm trong lòng đất, là nơi dự trữ dinh dưỡng cho cả cây chuối. Thân giả mọc lên từ thân thật, hình thẳng đứng, được tạo thành từ nhiều bẹ lá lồng vào nhau.
Về lá cây: Lá cây chuối sứ mọc theo hình xoắn, rồi từ từ nở bung ra thành tàu lá lớn. Cây chuối sứ trưởng thành có thể có lá dài đến 2,7m và rộng đến 60cm. Khi mới mọc, lá chuối sứ mỏng và có màu xanh lục nhạt, thời gian càng lâu, lá chuối sứ sẽ càng dày và màu sẽ càng đậm hơn. Tuy nhiên, so với lá chuối hương thì lá chuối sứ vẫn mỏng hơn.
Về hoa chuối: Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối. Hoa chuối có màu tím, mọc ở đầu buồng chuối. Hoa chuối là hoa lưỡng tính, bẹ hoa rơi bẹ sẽ lộ ra nải chuối nhỏ (nải chuối này sẽ phát triển thành nải chuối lớn theo thời gian), đầu hoa chuối là hoa đực. Khi các bẹ hoa rụng đến một mức độ nhất định, bẹ hoa sẽ bắt đầu rụng rất chậm. Lúc này, hoa chuối sẽ bị cắt đi, để lại mỗi buồng chuối nhỏ được tạo thành từ nhiều nải chuối nhỏ.
Hoa chuối sứ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon (Ảnh:hellobacsi)
Về quả chuối: Quả chuối sứ mọc trên từng nải chuối. Khi còn xanh, vỏ chuối sứ có màu xanh, ruột chuối cứng và có vị chát. Nhưng khi đã chín, ruột chuối sứ sẽ mềm ngọt, còn vỏ chuối sứ sẽ chuyển sang màu vàng.
Đặc điểm điều kiện sinh thái trồng cây chuối sứ
Về đất đai: Cây chuối sứ có thể sống tốt trên nhiều loại đất. Nhưng cây sẽ phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao nhất trên đất phù sa tơi xốp, tầng mặt dày và có nhiều mùn.
Về khí hậu: Chuối sứ phát triển tốt ở những vùng ấm và ẩm, mưa phân bố đều trong năm. Cây chuối sứ có thể chịu nóng tốt, chịu nước tốt nhưng không chịu được ngập úng trong thời gian dài. Nguyên nhân chín là vì củ chuối sẽ bị úng và thối nếu phải ngâm nước dài ngày. Ở các vùng thường xuyên có bão, rất ít người lựa chọn trồng chuối sứ. Nguyên nhân không phải vì cây chuối sứ không chịu được mưa bão, mà là vì gió mạnh dễ khiến cây chuối sứ bị đổ gãy.
Một số câu hỏi liên quan đến cây chuối sứ
Chuối sứ có phải là chuối tây không?
Chuối sứ, chuối tây, chuối xiêm, chuối mốc thực chất là một loại chuối (Ảnh: giongcay)
Thực chất, chuối sứ chính là chuối tây. Người Việt thường gọi loại chuối này là chuối sứ, nhưng người Thái lại gọi loại chuối này là chuối tây (hoặc chuối xiêm). Trong quá khứ, vua Xiêm La đã tiến cống loại chuối này cho nước ta, nên người Việt Nam hiện tại có nơi gọi là chuối sứ, có nơi gọi là chuối tây.
Chuối sứ miền bắc gọi là chuối gì?
Người miền Bắc thường gọi chuối sứ là chuối mốc. Nếu vẫn còn thắc mắc chuối mốc là chuối gì thì bạn đã có câu trả lời rồi đấy.
Có bao nhiêu loại chuối sứ?
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại chuối sứ chủ yếu là chuối sứ thái và chuối sứ lùn.
Trên đây là tổng quan về đặc điểm của cây chuối sứ. Đừng quên theo dõi Ifarmer để biết thêm nhiều bài viết thật hữu ích về nông nghiệp, làm đẹp và ẩm thực.