Các loài cá nước ngọt

2023-07-09 Nguyễn Thị Thu

Các loài nước ngọt có đặc điểm chung là độ đạm thấp, và không chứa hoặc chứa rất ít thủy ngân. Ifarmer sẽ giúp các bạn tìm hiểu chung về một số loài cá nước ngọt tiêu biểu, phổ biến ở Việt Nam( không phân biệt các loài cá nước ngọt ở miền Bắc hay miền Nam, bởi các loài cá dưới đây cả hai miền đều có).

  1. Cá lóc

Cá lóc còn được gọi là cá cóc, cá quả hoặc cá đô, tùy theo từng vùng miền. Cá lóc là loại cá nước ngọt vô cùng phổ biến. Đây là giống cá đồng, sinh sống ở ao hồ kênh rạch đồng ruộng, ở những môi trường này cá lóc được mệnh danh là loài cá dữ nhất.

Cá lóc có thân dài hình trụ, miệng rộng, răng rất sắc, đầu lớn và dẹt, vảy lưng và đầu có màu đen, vảy bụng có màu trắng. Được chia thành hai loại cơ bản là cá lóc đen và cá lóc bông. Cá lóc có vị ngọt, thịt dai, chứa nhiều chất khoáng và vitamin, rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, cá lóc đen là “cơn sốt thực phẩm màu đen” vì có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, cá lóc còn có tác dụng bổ gân, bổ xương, trừ phong khử thấp, bổ khí huyết, rất tốt cho những người sau phẫu thuật.

Cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là kho tộ, nấu bánh canh, nấu canh chua và nướng rơm.

Cá lóc nướng theo kiểu của miền Bắc (Ảnh: suckhoegiadinh)

  1. Cá diếc

Tên gọi khác của cá diếc là cá Tức ngư hay Phụ ngư, là cá nước ngọt tự nhiên sống ở đồng ruộng, sông suối kênh rạch. Cá diếc có vảy màu trắng bạc, thân dẹt, chiều dài trung bình khoảng 10 - 20 cm. Lưng cá nhô cao, đầu đuôi thuôn có mắt viền đỏ. Vây đuôi xòe nhọn xiên thành hai thùy có kích thước bằng nhau, vẩy ở thân có màu sẫm hơn màu vẩy ở bụng. Đặc biệt, loài cá này có miệng hướng lên trên, đầu rất nhỏ.

Cá diếc rất tốt cho những người cần bồi bổ sức khỏe. Bởi loài cá này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, có lợi cho kiện tỳ, hỗ trợ chữa các chứng bệnh đại tiểu tiện bị xuất huyết, tiêu chảy kiết lị, cơ thể suy nhược. Ngoài ra, kết hợp với một số thực phẩm khác, cá diếc còn có thể chữa đái tháo đường, chữa vàng da. Mặc dù cá diếc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, y học khuyến cáo các bệnh nhân bị hôn mê gan hoặc mắc chứng urê huyết áp cao thì không được ăn cá diếc.

Thịt cá diếc rất thơm và mềm, nhưng có khá nhiều xương nhỏ, nên khi ăn cần phải cẩn thận và không nên cho bé tự ăn một mình. Cá diếc thường được sử dụng để nấu cháo, chiên giòn hoặc nấu canh chua với khế chua.

  1. Cá trê

Ở miền Trung, cá trê thường được gọi là cá triên. Đây là loài cá có da trơn, và dày, thân dài khá dẹt, da lưng và đầu có màu nâu đen hoặc nâu vàng, da bụng có màu sáng hơn một chút. Cá trê có đầu dẹt, và có hai râu ở hai bên, đầu cá có hai nanh ở hai bên rất sắc nhọn và cứng, nhiều người đánh bắt cá không chuyên thường bị thương bởi hai nanh cá này.

Cá trê là loài thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, và cũng có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Thịt cá trê chứa ít calo và natri, nhiều protein, chất béo lành mạnh, cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Những tác dụng nổi bật cho sức khỏe của các món ăn làm từ cá trê là lợi tiểu, giảm đau, thúc đẩy quá trình tạo sữa, bổ máu và hỗ trợ các bệnh về suy giảm tình dục.

Y học cổ truyền đánh giá cá trê có tính bình, vị ngọt, thịt cá dai ngon, và không nhiều xương nhỏ như cá lóc. Món ăn nổi tiếng nhất làm từ cá trê phải nhắc đến đầu tiên là cá trê kho gừng, ngoài ra còn có rất nhiều món ăn khác như nướng hoặc kho tiêu, kho tộ.

Cá trê kho tộ - cách chế biến cá trê phổ biến nhất hiện nay (Ảnh: jamja)

  1. Cá rô đồng

Cá rô đồng vốn không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, hằng ngày mà chúng ta vẫn thường ăn là cá rô nuôi. Hiện nay nếu không sống ở vùng sông nước đồng ruộng nông thôn, rất khó để chúng ta có thể có cơ hội thưởng thức món ăn chế biến từ cá rô đồng.

Cá rô đồng sống ở đồng ruộng là chủ yếu, vảy có màu đen, đầu nhỏ, vây cá và vẩy cá đều rất cứng, mang cá vô cùng sắc bén, nếu không cẩn thận có thể bị đứt tay khi chế biến. Sau khi làm sạch vẩy, cá rô đồng thường có rất nhiều nhớt. Kích thước cá rô đồng khá nhỏ, chỉ dài từ 5 - 15 cm. Thịt cá có rất nhiều xương mụn, do đó khi ăn phải cực kỳ cẩn thận.

Mặc dù nhỏ, nhưng cá rô đồng là loại cá “có võ”. Hàm lượng chất đạm, chất béo và các khoáng vi lượng trong cá rô đồng rất cao, có tác dụng bồi bổ khí huyết và rất tốt cho người ăn uống không tiêu.

Món ăn chế biến từ cá rô đồng được mọi người yêu thích nhất có lẽ là cá rô đồng chiên xù. Lúc này, cá rô đồng chỉ cần làm sạch ruột, vây cá và vẩy cá được giữ lại, chiên xù vô cùng giòn. Ngoài ra, cá rô đồng kho tộ hoặc nấu canh chua cũng rất ngon.

Thực ra cá nước ngọt vô cùng nhiều, Ifarmer không thể nào liệt kê hết được. Bài viết này Ifarmer chỉ liệt kê bốn loại cá nước ngọt chính, phổ biến nhất và có tác dụng cũng như giá trị dinh dưỡng cao hàng đầu, hầu như ai ăn cũng tốt. Có một đặc điểm khá thú vị, là các loài cá nước ngọt trên có thể được gọi là các loài cá nước ngọt miền Bắc, vì chúng phổ biến ở miền Bắc hơn miền Nam - về cả môi trường sinh sống và số lượng món ăn chế biến từ chúng.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH