Thực ra thì loại cá nào cũng tốt, chỉ cần ăn ở mức độ vừa đủ, phù hợp với thể chất và cơ địa của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, cá đồng “lợi hại” hơn cá biển ở một điểm: Đó là hàm lượng thủy ngân trong cá đồng thấp hơn cá biển. Do đó, chúng ta có thể khẳng định ăn cá đồng rất tốt, nếu chúng ta ăn cá đồng có chất lượng tốt - môi trường sinh sống an toàn, không nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật - với tần suất vừa đủ trong tuần.
Sản phẩm Liên Quan
Cá Lóc
Cá Rô Đồng
Cá Rô Phi
Cá Tai Tượng
Cá Trê
Ăn cá đồng có tốt không?
Hàm lượng protein trong cá đồng khoảng 15 % - 22%. Tùy theo loại cá, chúng ta có 1% - 10% axit không no và axit béo, cùng nhiều vitamin thiết yếu như A, B1, D… bên cạnh các khoáng chất cơ bản như Canxi, Natri, Magie, Kali,…. trong cá đồng. Ngoài ra, cá đồng còn chứa DHA và EPA, nhất là cá rô Châu Âu - loại cá này có hàm lượng DHA rất cao.
Cá rô Châu Âu là loại cá đồng có hàm lượng DHA cao nhất trong các loài cá đồng (Ảnh: wikipedia)
Hầu hết các loại cá đồng đều không có độc, vị bình, thích hợp chế biến rất nhiều món ăn ngon, từ xào, hấp, nướng, kho, nấu canh.... Và có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Nhất là các bệnh liên quan đến bài tiết, huyết mạch, tiêu hóa và da liễu. Các bệnh nhân sau phẫu thuật thường phải ăn kiêng đồ biển, nhưng cá đồng thì không. Ngược lại, cá đồng còn là thực phẩm được các bác sĩ khuyên nên ăn để hồi phục sức khỏe. Thậm chí, nếu mắc các bệnh về da liễu, bạn thường không được phép ăn hầu hết các loài cá biển, nhưng vẫn có thể ăn cá đồng bình thường. Cá đồng rất lành tính, và cũng rất ít người không thể ăn cá đồng.
Cá đồng được đánh bắt gần, chúng ta có thể chế biến và thưởng thức cá tươi ngon, còn sống nhảy đành đạch, do đó, hàm lượng dinh dưỡng trong cá gần như được bảo toàn 100%, mùi vị cũng tươi ngon và tránh được nhiều ký sinh trùng ký sinh như giun, sán… Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định, ăn cá đồng rất tốt.
Những ai không nên ăn cá đồng?
Các đối tượng không nên ăn cá đồng không có quá nhiều. Chúng ta chỉ không được ăn cá đồng trong trường hợp chúng ta bị dị ứng với loại cá đồng đó. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu cũng không nên ăn cá đồng. Vì cá đồng chứa axit eicosapentaenoic trong mỡ cá, mặc dù có tác dụng ngăn cholesterol lưu lại trên thành mạch máu nhằm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch, những người bị rối loạn chảy máu, khi ăn nhiều cá sẽ tạo điều kiện làm tăng hàm lượng axit eicosapentaenoic gây ức chế trực tiếp sự kết tụ của tiểu cầu và làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu. Những người bị rối loạn chức năng gan, thận cũng không nên ăn cá đồng, vì cá đồng chứa hàm lượng protein khá cao, mà protein lại được chuyển hóa phần lớn ở gan thận, nếu quá tải nó sẽ làm suy giảm chức năng gan thận.
Một lưu ý khác là đối với các bé còn quá nhỏ tuổi, bố mẹ không nên cho ăn các thức ăn chế biến từ cá đồng nguyên con. Vì đặc điểm của cá đồng là kích thước không lớn và có rất nhiều xương nhỏ. Không cẩn thận có thể khiến bé hóc xương khi ăn.
Cá diếc - một loài cá đồng dinh dưỡng cao nhưng nhiều xương - không thích hợp cho bé ăn (Ảnh: 24h.com)
Ăn cá đồng như thế nào là tốt nhất?
Cá đồng chế biến như thế nào cũng tốt. Chúng ta chỉ cần lưu ý một số trường hợp ở trên không ăn hoặc ăn cá đồng quá nhiều là được. Ngoài ra, lưu ý chế biến cá đồng sạch sẽ, vì một số loài cá đồng có chứa chất độc trong nội tạng như mật cá trắm, mật cá rô phi....Ăn cá làm sạch nội tạng và được nấu chín để tránh giun sán là cách ăn cá đồng tốt nhất.
Ifarmer tin rằng qua bài viết trên bạn đã trả lời được câu hỏi ăn cá đồng có tốt không? Chúc bạn chọn được cho mình chế độ ăn cá tốt nhất cùng loài cá phù hợp nhất với cơ địa bản thân trong chế biến món ăn hằng ngày.