Hình ảnh của Trái Bình Bát:
Trong dân gian, rất nhiều lần chúng ta lấy trái bình bát để sử dụng giống như một loại cây ăn trái bình thường mà không biết rằng chúng có nhiều tác dụng quan trọng có lợi cho sức khỏe của chính bản thân mình.
Hiện nay, trái bình bát không chỉ dùng để ăn như một loại trái cây thông thường mà nó còn được sử dụng như một loại thuốc trị các loại bệnh khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các thông tin cơ bản về loại trái cây độc đáo này nhé.
Sơ lược về cây Bình Bát
Bình Bát một loại cây có họ na, tên khoa học là Annona glabra, mang tính vị ngọt và mát, điều trị các loại bướu đặc biệt là bướu cổ, hỗ trợ chữa bệnh phổi, đau nhức xương khớp, tiểu đường.
Cây Bình Bát thích hợp sống ở khu vực Nhiệt Đới. Cây thuốc và cây ăn trái này có thân gỗ, cũng khá phát triển trong cả các khu vực ngập nước.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều cách để phân biệt được loại cây này thông qua hình dạng của một số bộ phận cơ bản như:
- Vỏ cây bình bát có màu nâu sậm, khá dai.
- Lá bình bát: cây có lá đơn, dày, mọc so le, có mùi hôi đặc trưng.
- Quả bình bát: quả có nhiều hạt, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng và có mùi thơm cực kì hấp dẫn.
Thời xưa, ở Việt Nam và cụ thể là vùng Nam Bộ chúng ta có thể nhìn thấy việc người dân sử dụng vỏ cây để dùng làm dây thắt võng vừa mang tính dẻo dai cũng rất chắc chắn.
Trước đây, chúng ta cũng có thể thấy ở các quận ven của Hồ Chí Minh cũng có khá nhiều cây Bình Bát.
Hiện nay, khi đô thị hóa phát triển thì bóng dáng cây bình bát ngày càng hiếm thấy ở Sài Gòn.
Tác dụng và lợi ích của trái Bình Bát
Cây Bình Bát và quả của nó có nhiều tác dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền, trong dân gian cũng có khá nhiều loại bài thuốc truyền miệng.
Bình Bát trong y học cổ truyền
Trái bình bát khi chín có thể dùng để trị bệnh khí hư và các vấn đề chỉ phụ nữ mới có. Vị thuốc này còn có thể chữa các chứng thiếu máu, bệnh tiêu chảy và thanh nhiệt cực kỳ có tiếng.
Với nhiều nghiên cứu về loại cây này, có một công trình nghiên cứu trên tờ Diet Health Club thì Bình Bát với một hàm lượng lớn vitamin C chống lão hóa, vitamin A tăng cường thị lực, Vitamin B6, magnesium, chất xơ là những loại chất tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và các hệ khác.
Một điều nữa ngoài việc chữa các loại bệnh về tiêu chảy, kiết lỵ, khớp. Chúng còn có một đặc tính là giảm trầm cảm - loại bệnh tâm lý vô cùng nguy hiểm.
Y học dân gian và phương pháp
Trái cây vị chát này thường mang độc, đặc biệt lượng độc sẽ có nhiều nhất tại 2 vị trí là hạt và vỏ thân quả có tác dụng như một vị thuốc sát trùng hiệu quả. Quả Bình Bát chưa chín thì có tác dụng làm se, trừ kiết lỵ, giun và một số loại bệnh về đường ruột.
Dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc tuy nhiên đã thất truyền theo dòng thời gian. Một vài bài thuốc được lưu trữ lại hiện nay chính là:
- Sắc lá, đun nước để trị giun sán triệt để hay giã nát và đắp lên các loại mụn nhọt và áp xe, loét.
- Quả Bình Bát một khi ăn nhiều có tác dụng chữa bệnh khí hư ở phụ nữ và chứng thiếu máu. Có tác dụng lớn nhất trong một vài thời kỳ.
- Khi quả chưa chín nó cũng đã chứa nhiều vitamin, thông qua sơ chế như phơi nắng hoặc sấy khô cũng có thể sử dụng như bình thường có thể điều trị bệnh thiếu máu.
- Khi sử dụng quả, chúng ta cũng có thể sử dụng hạt từ các quả đã già. Giã thành từng viên nhỏ nấu với nước làm nước gội đầu có thể trừ được các phiền phức do chí và rận mang đến.
- Ngoài các bệnh và vấn đề về da đầu. Khi đốt hạt bình bát chúng ta cũng có thể sử dụng tro của nó kết hợp với dầu dừa bôi trực tiếp lên ghẻ.
*Chú ý: Khi sử dụng loại cây này nó có độc và có khả năng bắn vào vị trí dễ tổn thương như mắt. Một khi bị tổn thương từ nhựa cây Nê,( na xiêm) thì hãy sử dụng dịch quả chanh để có thể giải độc.
Các bài thuốc trên có thể trị được các loại bệnh thông thường và chi tiết như trên nhưng về mặt tổng quan, trái cây Bình Bát thích hợp nhất là điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp tuổi già.
Phương pháp trồng cây Bình Bát
Bạn có thể trồng bằng hạt bình bát, ươm hạt trong bầu rồi đem ra trồng ở ven ao hồ, kênh rạch. Bình Bát là một loại cây rất dễ trồng và không cần chăm sóc.