Cây đài hái chữa bệnh loét mũi

2021-06-21 Ông Tư Tóc Bạc

Còn gọi là dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (lào), kigarasu-uri ( Nhật)

Tên khoa học: Hodgsonia macrocarpa(Blume) Cogn. Thuộc họ bầu bí.

Mô tả cây Đài hái:

Đài hái là một loại dây leo, mọc khỏe, thân nhẵn, có thể dài hơn 30 mét. Lá hình tim, phiến chia 3 hay 5 thùy, rộng chừng 15-25 cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, dai, cứng nhẵn; thùy thuôn dài đầu nhọn. Khi còn non lá có thể dài không chia thùy hay chỉ có hai thùy. Tua cuốn to khỏe và quăn xoắn. Hoa đực mọc thành chùm với dạng ngù. Hoa cái đơn độc, ở kẽ lá, quả hình cầu, to bằng đầu người, đường kính có thể đạt 20 cm, trên có chừng 10-12 khía, trông không rõ. Hạt từ 6-12, rất to, dài tới 8 cm, rộng 5 cm, hình trứng, dẹt, có lá mầm rất phát triển, một mặt phẳng, một mặt khum

Phân bố, thu hái và chế biến cây đài hái:

Cây đài hái là một cây rất đẹp. Hiện nay mọc hoang leo lên các cây khác trong rừng, phía trên chia làm nhiều cành, mọc xen kẽ nhau và phủ lên cây tựa những lá màu xanh thẫm, trông rất đặc biệt. Nói chung cây mọc ở các vùng núi, do hạt nhẹ, nổi trên mặt nước, cho nên vào mừa mưa hạt cây trôi theo dòng nương ra biển.

Mùa thu hái quả vào tháng 11- 12 đến tháng 1-2 năm sau

Công dụng và liều dùng cây đài hái:

Ở Việt Nam ít thấy dùng làm thuốc. Người dân thường lấy hạt để ép lấy dầu để ăn và thắp đèn, có khi nướng chín mà ăn.

Tại Indonesia( đảo boocneo)người ta dùng dầu đài hái để xoa bụng những người phụ nữ mới ở cữ, đồng thời cho phụ nữ uống nước sắc gừng. Người còn trộn tro lá địa liền với dầu đài hái và dầu dừa để bôi vào vú phụ nữ bị sưng

Lá đài hái còn dùng để sắc hay đốt lấy khói xông chữa bệnh loét mũi. Thân đài hái cũng dùng nhỏ mũi để chữa bệnh loét mũi.

Bài Viết Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH