Thiên nguyệt lịnh sách LỄ ký nói: vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ cho nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều cây khác nhau , đều thuộc họ Ráy. Bán hạ Việt Nam còn gọi là củ chóc, lá ba chìa, cây chóc chuột
Mô tả cây cây bán hạ:
Cây bán hạ là một loại cỏ không có thân, với củ hình cầu đường kính tới 2 cm. Lá hình tim hay hình mác, hoặc chia ba thùy dài 4- 15cm, rộng 3,5-9 cm. Bông mo với phần hoa đực dài 5-9 cm, phần trần dài 17-27 cm. Quả mọng, hình trứng dài 6mm
Phân bố, thu hái và chế biến cây bán hạ:
Cây bán hạ Việt Nam mọc hoang ở khắp những nơi ẩm thấp nước ta từ Nam đến Bắc. Người ta đào thân rễ(củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ). Có thể dùng tươi( thường chỉ dùng đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô, có thể chế biến tẩm ướp với một số vị khác.
Công dụng và liều dùng cây bán hạ:
Chữa phụ nữ có thai bị nôn mửa, chữa nôn mửa trong viêm dạ dày mãn tính. Nó còn là vị thuốc chữa ho( làm cho long đờm), chữa nhức đầu, đau dạ dày mãn tính.
Ngày dùng 1,5-4g có thể dùng tới liều từ 4-12 g bán hạ đã chế biến hoặc hơn nữa. Dùng ngoài, tùy theo liều lượng và dùng tươi, giã nát đắp lên nơi đau. Phụ nữ có thai phải dùng cẩn thận. Vị bán hạ phản với ô đầu và thảo ô.
Đơn thuốc có vị bán hạ:
Chữa ho và nôn khi mang thai: bột bán hạ 80g bột gừng sống 50g nước 3000ml sắc còn 1000ml, lọc qua bông, mỗi lần dùng 100- 300ml
Chữa hen suyễn, nặng mặt, nằm không được, muốn nôn ọe, bụng dưới nôn nao: bán hạ chế 40 g, sinh khương 20 g, nước 600ml sắc còn 200ml chia nhiều lần uống trong ngày
Trẻ con ngất bất tỉnh: sinh bán hạ 4g, bồ kết 2g tán nhỏ thổi vào mũi.