Cách chế biến và bảo quản quả sung

2023-07-09 Quả sung, Lá sung

Cách chế biến và bảo quản quả sung

Vừa có tác dụng làm thực phẩm, làm trái cây, lại có thể đảm nhận chức trách làm bài thuốc trị bệnh… đặc biệt là giá thành rất rẻ, dễ mua hay thậm chí còn có thể tùy tiện hái ở bên lề đường. Đây là những cụm từ để nói về quả sung - một loại quả dân dã, đa công dụng. Bài viết này nhằm giải đáp và cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về cách chế biến và bảo quản quả sung, đảm bảo sử dụng quả sung đúng cách và phát huy được các công dụng vốn có.

1. Lợi ích của quả sung

Quả sung được ăn như một loại trái cây. Đơn giản là chấm muối ớt, nhiều người có thể ăn nhiều đến bỏ bữa không ăn cơm. Để làm phong phú công dụng ẩm thực của quả sung, người ta chế biến sung thành các món muối, kho, nấu canh, gỏi nộm… với nhiều phương pháp chế biến, đem lại mùi vị khác nhau nhưng không mất đi vị giòn, chát đặc trưng.

Ngoài công dụng trong ẩm thực, quả sung có tác dụng trị bệnh, nổi bật với các bài thuốc dân gian. Điển hình là dùng sung tươi phơi khô tán bột, kết hợp đường phèn để chữa viêm họng, hoặc bột quả sung chữa các bệnh dạ dày, trị các bệnh về da, nước quả sung hỗ trợ giảm cân, chữa bệnh đường huyết.... Rất nhiều bài thuốc trị bệnh được làm từ sung khô, bởi vậy, ngoài sung tươi, người ta còn bán trái sung khô.

2. Cách chế biến quả sung cho bà bầu/ cách chế biến quả sung cho bà đẻ

Cách chế biến sung cho bà bầu phổ biến nhất là hầm giò, hầm xương hoặc hầm thịt. Nhựa sung tự nhiên có tác dụng rất lớn đối với việc bồi bổ và hỗ trợ bà đẻ cũng như bà bầu sinh sữa. Sung vốn thường không cần chăm bón nhiều hay sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật nên vô cùng lành tính, có thể sánh với các loại thực phẩm organic.

Cách chế biến sung cho bà đẻ không sử dụng được nhiều loại gia vị, chỉ có thể nấu đơn giản, nên đối tượng khác ăn sẽ có cảm giác nhạt nhẽo, tuy nhiên nhờ nhạt nhẽo mà nó tốt cho bà bầu, bà đẻ. Vị quá cay, quá mặn… đều không tốt cho mẹ và em bé. Vị chát của quả sung vẫn còn đặc trưng, nhưng không nhiều.

Rẻ và an toàn, quả sung trở thành nguyên liệu chế biến món ăn cho bà bầu/ bà đẻ phổ biến.

3. Ăn quả sung xanh có tốt không?

Quả sung xanh (Ảnh: soha)

Với các tác dụng được nêu ở trên, chắc chắn là ăn quả sung xanh rất tốt cho cơ thể. Có thể là bạn sẽ thắc mắc tại sao lại là sung xanh? Đơn giản là vì sung chín thì thịt quả khá mềm, ăn không ngon như sung xanh nên ít người thích ăn sung chín.

Nếu đã tồn tại các tác dụng tích cực, chắc chắn quả sung cũng tồn tại những tác dụng mang tính chất tiêu cực. Vì quả sung có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nên những người bị bệnh đường huyết thấp ăn sung sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh thận, túi mật ăn sung sẽ bị Oxalate có trong quả sung làm gia tăng sự tích tụ sỏi thận. Đọc tới đây hẳn là các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn sung có tốt cho thận không rồi, đúng không nào? Quả sung cũng gây ảnh hưởng đến lá lách, cho nên chúng ta chỉ nên ăn với lượng vừa đủ thôi nhé.

4. Các loại quả sung

Hai loại sung phổ biến nhất ở Việt Nam là sung nếp mật và sung tẻ. Cách phân biệt hai loại quả sung này bạn có thể tìm kiếm trên các trang tìm kiếm với các cụm từ khóa như phân biệt sung nếp và sung tẻ, sung nếp ruột màu gì? sung tẻ kích cỡ bao nhiêu? để được hướng dẫn chi tiết.

Hình ảnh quả sung nếp (Ảnh: rau.vn)

5. Cách bảo quản quả sung không bị thâm

Để quả sung không bị thâm, hãy ngâm sung vào nước muối pha loãng hoặc nước chanh pha loãng trong thời gian khoảng hai mươi đến ba mươi phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Cách bảo quản quả sung xanh tốt nhất là thực hiện các bước trên, sau đó cho vào hộp thực vật và bảo quản trong tủ lạnh.

6. Mua quả sung tươi ở TP.HCM

Nhiều bạn sẽ thắc mắc mua quả sung ở đâu TP.HCM. Bạn có thể mua quả sung ở các chợ truyền thống, hoặc có thể may mắn bắt gặp các xe đẩy bán rong quả sung ven đường. Đơn giản hơn, tìm mua trên các trang bán các mặt hàng nông sản trực tuyến, như Ifarmer chẳng hạn. Về vấn đề quả sung tươi bao nhiêu tiền 1kg, thì còn phải tùy chỗ bán, và cũng tùy vào ngày tháng bạn muốn mua nữa, ví dụ như Lễ Tết khẳng định phải đắt hơn ngày thường đúng không nào?

Nhiều bạn có thể cảm thấy quả sung hẳn là không có nhiều calo, đúng thật là như vậy. Vì 100gr quả sung chỉ chứa 75kcal. Ifarmer đã giúp các bạn trả lời câu hỏi 100gr sung bao nhiêu calo rồi đấy. Hy vọng bài viết này đã giải đáp hết cho các bạn những thắc mắc về cách chế biến và bảo quản quả sung.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH