Đầu tiên, các bạn phải biết cầu gai hay còn có thể gọi là nhum biển hay nhím biển. Đây là một loài sinh vật sinh sống dưới biển và đại dương có hình tròn, màu nâu đen và đặc biệt chính là những chiếc gai xung quanh mình, cứ như là gai nhím vậy. Cũng vì thế mà chúng có tên là nhím biển.
Sản phẩm Liên Quan
Cầu gai không chỉ là một loài sinh vật biển, chúng còn là một món ăn ngon và cũng có thể coi là một trong những đặc sản vùng biển nhất là ở đảo Phú Quốc và các đảo lân cận.
Nói đến việc bắt những loài sinh vật gai góc này thì các ngư dân, người dân bản địa ở các vùng sinh sống của nhum biển không còn quá xa lạ nữa. Và nếu bạn là một khách du lịch muốn trải nghiệm cảm giác chính tay mình đi bắt và tự tay chế biến những nguyên liệu tươi sống này thì bạn phải có những chuẩn bị nhất định:
1. Chuẩn bị cho việc bắt cầu gai
- Một bao tay, loại dày nhé.
- Một cây gắp dài.
- Vật chứa cầu gai
- Một con dao nhỏ hoặc một cái móc sắt, bạn có thể thay thế bằng một dụng cụ khác. Sao cho có mũi nhọn và có khả năng khự những con vật bám vào đá là được.
- Một kính lặn, nếu cần phải lặn.
- Một tinh thần không sợ gai đâm và cuối cùng là bạn phải có khả năng lặn (đối với một số nơi, cầu gai sống ở đáy biển nên phải lặn xuống mới có thể tìm và bắt).
2. Bắt đầu cuộc đi bắt nhum
Tùy theo địa lý và vùng sinh sống của cầu gai, bạn ra nơi có nhiều cầu gai theo sự hướng dẫn của người dân địa phương.
Sau đó bạn có thể tìm thấy những con cầu gai này ở các mỏm đá, rặng san hô ven bờ,…. Chúng thường nấp khá kỹ và để lộ những chiếc gai ra bên ngoài.
Một khi chúng phát hiện có kẻ địch nguy hiểm, cầu gai sẽ càng bám dính vào nơi chúng đang bám. Do đó khi phát hiện ra cầu gai, bạn cần dùng dao nhỏ, móc sắt hoặc vật nhọn đã chuẩn bị khự và giật mạnh cầu gai ra ngoài.
Tiếp đến bạn dùng cây gắp dài gấp chúng và để vào các vật chứa mang theo.
Quá trình thực hiện cần phải nhanh và tỉ mỉ. Bởi vì những chiếc gai của cầu gai sẽ có thể đâm phải bạn nếu bạn không cẩn thận đấy. Và nếu không may bạn bị dính hoặc dẫm phải gai của chúng, bạn cần phải biết cách sơ cứu cơ bản.
3. Sơ cứu và xử lý vết thương bị cầu gai đâm
Việc trước mắt là bạn nên phải rời khỏi mặt nước, tìm nơi khô ráo và ngồi nghỉ ngơi, sau đó thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Xác nhận đó là gai của cầu gai hoặc đó là vết thương do gai của chúng gây ra.
Bước 2: Rút lấy gai (nếu vẫn còn) ra và dùng một ít kem cạo râu bôi lên, sau đó cạo sạch để loại bỏ các gai nhỏ li ti còn bám vào da. Nếu vết thương ở chân, bạn có thể nhờ ai đó lấy gai ra hộ cho mình.
Bước 3: Rửa vết thương với nước sạch hoặc dung dịch tiệt khuẩn sử dụng cho tay.
Bước 4: Bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh hoặc giảm đau để làm dịu cơn đau và tránh nhiễm trùng vết thương, trước đó bạn cũng có thể ngâm vết thương vào một chậu nước ấm để làm dịu cơn đau.
Lưu ý:
- Không nên băng bó vết thương ngay khi bị đâm, vì là không chắc chắn có còn sót lại gai nào không.
- Nếu vết thương có hiện tượng nhiễm trùng hoặc sưng tấy, nóng, đỏ và đau nhức nhiều,…. Bạn nên đến các cơ sở y tế gần đó thăm khám.
Một lưu ý khác chính là: Bạn nên hạn chế ngâm mình trong nước lâu vì điều đó không tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, các bạn có biết không?
Đối với người dân địa phương, đó chính là miếng cơm của họ. Có khi họ phải ngâm mình trong nước đến nổi cơ thể đau nhức sau mỗi ngày vất vả. Niềm vui của họ chính là những thành quả bắt được kiếm lại miếng cơm cho gia đình họ.
Và đó là toàn bộ các vật dùng cần chuẩn bị cũng như cách bắt cầu gai mà Ifarmer chúng tôi giới thiệu đến với bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời.