Uống rượu nếp như thế nào để bồi bổ cơ thể

2022-08-15 Nguyễn Thị Thu

Uống rượu có hại cho sức khỏe (kể cả rượu nếp) - Câu nói này chúng ta được nghe hằng ngày, và có thể nghe ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, sự thực là rượu nếp không hề độc hại như vậy, nếu chúng ta biết uống đúng cách. Uống rượu nếp đúng liều lượng và khoa học không những không độc hại, mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Cùng tìm hiểu xem uống rượu nếp như thế nào để bồi bổ cơ thể qua bài viết dưới đây của Ifarmer.

Rượu nếp được nấu từ nếp, có tác dụng bồi bổ cơ thể (Ảnh: bachoaxanh)

Rượu nếp là rượu gì? Có bao nhiêu loại rượu nếp?

Giống như tên gọi, rượu nếp là loại rượu được nấu và chưng cất từ nếp (hay còn gọi là gạo nếp). Nếp sẽ được nấu chín, trộn với men rượu và ủ để lên men. Sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta thu được một lượng chất lỏng từ nếp ủ men. Chất lỏng này được gọi là rượu nếp.

Về cơ bản, có bao nhiêu loại nếp thì sẽ có bấy nhiêu loại rượu nếp. Trong đó, các loại rượu nếp phổ biến nhất gồm có:

  • Rượu nếp trắng
  • Rượu nếp cẩm
  • Rượu nếp cái hoa vàng

Rượu nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Nếu uống rượu nếp một cách khoa học và đúng liều lượng, rượu nếp có thể mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Uống rượu nếp một cách khoa học có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu (Ảnh: medlatec)

  • Kích thích ăn ngon miệng hơn và giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn.
  • Lợi sữa (kích sữa) cho mẹ bỉm sau sinh.
  • Điều hòa huyết áp.
  • Cung cấp một số vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Chữa suy nhược cơ thể sau ốm.
  • Giúp lưu thông khí huyết và làm da dẻ hồng hào hơn.
  • Chống oxy hóa hiệu quả.
  • Làm ấm lòng bàn chân, giảm đau bụng kinh.
  • Giúp dễ ngủ hơn, đặc biệt tốt cho những người bị mất ngủ thường xuyên.

Cách uống rượu nếp tốt cho cơ thể

Uống rượu nếp đúng liều lượng mới có tác dụng bồi bổ và không gây ngộ độc rượu (Ảnh: iwater)

Để uống rượu bồi bổ cơ thể, cần nhớ kỹ và tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Nồng độ rượu của các loại rượu nếp là khác nhau. Thậm chí, cùng một loại rượu nếp nhưng khác đợt nấu cũng sẽ có nồng độ cồn khác nhau. Do đó, cần hỏi kỹ nồng độ cồn của rượu nếp khi mua. Đối với nam giới, không uống quá 2 đơn vị cồn/ ngày và nữ giới thì không uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày.
  • Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu nếp, nên uống một cách từ từ và chậm rãi để niêm mạc và dạ dày có thời gian thích ứng.
  • Nếu đang sử dụng aspirin, tuyệt đối không uống rượu nếp.
  • Không uống đồng thời rượu nếp và cà phê. Về bản chất, rượu nếp cũng là rượu, rượu có khả năng làm giảm huyết áp và làm giảm khả năng hoạt động của não bộ. Trong khi đó, cà phê lại có tác dụng kích thích làm tăng huyết áp và nhịp tim. Sự xung đột này có thể khiến người uống tử vong do ngộ độc.
  • Nên uống một ít nước lọc trước khi uống rượu nếp.
  • Khi uống rượu nếp, nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm giảm nồng độ cồn có của rượu nếp.
  • Tuyệt đối không pha rượu nếp với các đồ uống khác, nhất là bia.
  • Không uống rượu nếp khi bụng đang đói.
  • Khi đang uống rượu nếp, không nên ăn bánh kẹo ngọt, và cũng không nên vừa uống rượu nếp vừa hút thuốc.
  • Nếu lỡ uống quá nhiều, có thể dùng trà đặc để giải rượu.
  • Có thể dùng rượu nếp để ngâm thuốc. Nhưng với rượu nếp ngâm thuốc, chỉ nên uống khoảng 30ml trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Ifarmer đã hướng dẫn các bạn cách uống rượu nếp để bồi bổ cơ thể một cách khoa học. Bạn nên tuân theo để đảm bảo đạt được hiệu quả tích cực khi uống rượu nếp. Và đừng quên theo dõi các bài viết khác trên Ifarmer để biết nhiều món ăn ngon, nhiều loại đồ ăn bổ dưỡng và cách chế biến, sử dụng chúng an toàn, tiện dụng.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH