Tìm hiểu chung về khoai tây

2023-04-03 Nguyễn Thị Thu

Ít nhiều thì mỗi chúng ta đều đã từng ăn khoai tây. Thế nhưng ngoài tên gọi củ khoai tây, là loại củ vỏ sẫm ruột vàng và có nhiều tinh bột, bạn còn biết gì về củ khoai tây nữa không? Nếu không, nhất định không được bỏ qua bài viết này của Ifarmer về khoai tây nhé! Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin toàn diện nhất về củ khoai tây.

Sản phẩm Liên Quan

Củ khoai tây là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới (Ảnh: vinmec)

Khoai tây là gì?

Cây khoai tây là một loại cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Danh pháp hai phần của khoai tây là Solanum tuberosum. Đây là cây nông nghiệp ngắn ngày, được trồng để lấy củ và được xem là một trong những loại cây trồng lấy củ phổ biến nhất thế giới. Nếu tính sản lượng, khoai tây đứng ở vị trí thứ 4, chỉ sau lúa, lúa mì và ngô.

Nguồn gốc của khoai tây

Trong quá khứ, khoai tây mọc hoang ở nhiều nơi, từ Hoa Kỳ, Châu Mỹ cho tới miền Nam Chi Lê. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn gốc của khoai tây là ở vùng miền nam Peru và ở cực tây bắc Bolivia ngày nay. Trải qua nhiều thế kỷ, khoai tây được chọn lọc và nhân giống thành hơn một ngàn loại khác nhau. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chế độ ăn uống hằng năm của một công dân trên toàn cầu bao gồm khoảng 33kg khoai tây. Hiện nay, Trung Quốc là đất nước sản xuất khoai tây lớn nhất trên thế giới. Có đến khoảng ⅓ sản lượng khoai tây trên thế giới là đến từ Trung Quốc.

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây có hàm lượng dinh dưỡng cao (Ảnh: bazaarvietnam)

Trong 100 gram khoai tây nấu chín còn nguyên vỏ có chứa:

  • 77% Nước
  • 87 kcl Calo
  • 1,9 gram Protein
  • 20,1 gram Carbs
  • 0,9 gram Đường
  • 1,8 gram Chất xơ
  • 0,1 gram Chất béo

Tác dụng của khoai tây

Khoai tây có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, điển hình có:

  • Giảm viêm.
  • Làm dịu tình trạng loét dạ dày và tá tràng và làm giảm axit dạ dày.
  • Thúc đẩy tiêu hóa và giúp thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn.
  • Làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  • Tốt cho xương khớp.
  • Lợi cho làn da.
  • Cải thiện sức khỏe não bộ.

Một số câu hỏi liên quan đến khoai tây

Ăn khoai tây điều độ và khoa học rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: namanmarket)

Ăn khoai tây mỗi ngày có tốt không?

Mặc dù khoai tây rất tốt cho sức khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ăn khoai tây mỗi ngày. Dù tốt đến đâu, chúng ta cũng chỉ nên ăn một lượng khoai tây vừa đủ, phù hợp với độ tuổi và đúng thời điểm. Nếu ăn khoai tây, cơ thể bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề tiêu cực nhất định.

1 tuần nên ăn bao nhiêu khoai tây?

Trong 1 tuần, bạn chỉ nên ăn 3 bữa ăn có món ăn được chế biến từ khoai tây. Với người trưởng thành, một lần ăn khoai tây không nên quá một củ.

Khi nào không nên ăn khoai tây?

Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp thì bạn không nên ăn khoai tây. Vì khoai tây có vị ngọt, hàm lượng đường, hàm lượng chất béo cao và rất giàu tinh bột. Các chất này có thể khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.

Ăn khoai tây có giảm béo không?

Trên thực tế, giống như ăn khoai lang, việc ăn khoai tây luộc có thể giúp giảm mỡ hiệu quả, cho nên có thể khẳng định ăn khoai tây có thể giảm béo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khoai tây luộc chứa một hàm lượng lớn resistant starches. Resistant starches có tác dụng giúp ngăn ngừa béo phì, đồng thời có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Vì vậy, nếu muốn giảm cân hiệu quả, lành tính thì bạn có thể đưa khoai tây luộc vào chế độ ăn một cách khoa học.

Trên đây là tổng quan thông tin về khoai tây một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Ifarmer cũng đã giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc sử dụng khoai tây. Hãy sử dụng khoai tây một cách khoa học, đúng cách và đúng liều lượng để tận dụng được các lợi ích tích cực của khoai tây đối với cơ thể bạn nhé!

Sản phẩm Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH