Sản phẩm Liên Quan
Thịt Heo Rừng
Lợn ( Heo) rừng ( tên khoa học là Sus scrofa) hay còn được gọi là lợn lòi, là một loài lợn sinh sống ở châu Á và Bắc Phi. Loài động vật này đang dần trở thành một trong những loài động vật có vú có phạm vi phân bố lớn nhất trên toàn thế giới, nhờ vào tính dễ thích nghi và giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.
Lợn rừng có một thể trạng to lớn, chân ngắn và mảnh, chân sau tương đối kém phát triển. Thân mình lợn rừng ngắn và dày. Đầu lợn rừng rất lớn, chiếm đến một phần ba toàn bộ chiều dài của cơ thể và cấu trúc của đầu thích hợp cho việc đào bới. Đầu hoạt động như một máy cày cơ cổ rất khỏe cho phép con vật đào đất. Chúng có đôi mắt nhỏ và sâu, và đôi tai dài và rộng. Với con đực thường lớn và nặng hơn 20-30% so với con cái.
Heo rừng đang dần trở thành mốt trong chăn nuôi gia súc tại Việt Nam do hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho người chăn nuôi trong những năm gần đây. Heo rừng nuôi nhốt chuồng nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc tính có sẵn của chúng, thịt heo rừng thơm và ngọt, hàm lượng nạc cao, ít mỡ, đặc biệt là chúng có mùi thơm- mà theo nhiều chuyên gia ẩm thực- của núi rừng, mà không phải loại thịt nào cũng có được. Tuy đặc biệt là thế nhưng nuôi lợn rừng nhốt chuồng cũng không quá khó đối với những ai muốn bắt đầu nuôi lợn rừng. Cũng như các loài khác, cần phải có những kỹ thuật nuôi heo rừng nhất định để mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất cao.
Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều mô hình có quy mô nuôi lợn rừng. Có những nơi có quy mô lớn với số lượng heo rừng lên đến trăm, nghìn con, nhưng cũng có những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ vài ba con. Cũng vì chi phí đầu tư nuôi lợn rừng không quá lớn, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi cho sản lượng ngắn, chức năng sinh sản tốt…nên cả những hộ gia đình nhỏ cũng có thể chăn nuôi được.
Ở Việt Nam hiện đang có 2 giống heo rừng chính: giống mặt dài và mặt ngắn. Heo rừng có thân hình khá to, thấp và dày mình, bộ móng dày, chắc và phát triển nên chúng rất nhanh nhẹn, linh hoạt, chúng có mõm dài và to, tai bé vểnh và khá thính. Lợn rừng con mới sinh có bộ lông dễ nhận biết là có sọc ở lưng, sau 3 tháng tuổi thì các vết sọc thưa và mất dần. Nếu chăn nuôi thuận lợi, lợn rừng 7-8 tháng tuổi sẽ đạt trọng lượng từ 30-50 kg. Thời kỳ lợn rừng mang thai chỉ rơi vào tầm 3 tháng, lợn con sơ sinh sẽ có trọng lượng khoảng 0,5- 0,9kg/con. Chuồng nuôi heo rừng cũng rất đơn giản, nên chọn những chỗ cao ráo và thoát nước tốt, tránh ẩm thấp và đọng lại các chất bã, nhất là phải gần nguồn nước sạch, để đảm bảo được nước cho lợn và vừa để vệ sinh chuồng cho sạch sẽ, giữ cho môi trường heo rừng ở khoogn phát sinh thêm các bệnh viêm nhiễm.Xung quanh chuồng nên có thêm cây xanh và tường rào chắn xung quanh, tránh việc heo chạy thoát ra ngoài. Trang trại nuôi heo nếu có quy mô lớn thì nên được đặt ở khu xa dân cư, giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn.
Có 2 giai đoạn nuôi heo rừng chính: nuôi nhốt tại chuồng để cho lợn rừng tăng trưởng cân nặng, sau khi đã đạt được trọng lượng cần có thì nuôi theo kiểu thả rông - chính là vì để cho thịt heo nạc hơn, ít mỡ, bì dày và thịt chắc.
Thức ăn cho heo rừng đơn giản, khẩu phần ăn của heo rừng lai thì chỉ cần đủ thức ăn thô có nguồn gốc thực vật như các loại cỏ, mầm cây, rễ cây tươi non; hoặc các loại thức ăn từ tinh bột như các loại hạt ngũ cốc, củ quả. Khẩu phần cho heo rừng ăn chủ yếu vẫn là rau, củ, quả các loại; số ít là là cám, gạo, ngũ cốc hèm, bã đậu; và chỉ cần ít thức ăn tinh đạm. Mỗi ngày lợn rừng ăn 3 lần, một con lợn rừng trưởng thành ăn hết 2 – 3 kg thức ăn một ngày.Lợn rừng có hệ tiêu hóa tương đối khác với lợn nhà, không nên tự ý cho chúng ăn những thức ăn quá nhiều chất dinh dưỡng mà phải chủ yếu là các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, tránh để cho thịt của chúng bị biến đổi hoặc là gây bệnh cho chúng. Hàng ngày phải giữ vệ sinh chuồng trại, dọn sạch các thức ăn thừa trong máng.
Thế câu hỏi đặt ra là HEO RỪNG NUÔI BAO NHIÊU LÂU là được?
Nếu nuôi heo rừng với mục đích sinh sản, thì Một con heo đực giống có thể phối 5-10 con heo rừng cái, nhưng phải nhốt riêng và có chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhất là thức ăn giàu đạm, chất khoáng. Heo rừng cái giống khá mắn đẻ và nuôi con rất giỏi. GIỐNG cái đạt được sự trưởng thành về tình dục và có thể phối giống ở độ tuổi 1 năm, và 1 lứa có thể sinh được 5-8 con lợn rừng con tùy thuộc và kích thước và độ tuổi của lợn mẹ. Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 8 – 12 con.
Còn nếu nuôi heo rừng với mục đích lấy thịt thì chỉ cần từ 5-8 tháng là bạn có thể xuất chuồng, khi mà chúng đạt được trọng lượng tầm 30-50kg, với thịt heo thơm, ngọt thịt.