Đầu tiên phải lấy da cá sấu. Cách lấy da cá sấu gồm hai bước: Tiêm chất tê liệt dây thần kinh và dùng dao lọc thịt và da tách rời nhau. Với da cá sấu con, cách lột da cá sấu cần chú ý để tránh bị rách da, do da còn rất non. Sau khi lột da thì tiến hành xử lý da.
Sản phẩm Liên Quan
Móc khóa Da Cá Sấu
Giày Da Cá Sấu
Đồng hồ Da Cá Sấu
Ví Da Cá Sấu Nam
Xử lý da cá sấu sau khi lột da
Da cá sấu sau khi lột phải ngay lập tức được đưa đến xưởng thuộc da cá sấu để xử lý bảo quản thuộc da, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng phân hủy dưới tác động của nấm, vi khuẩn, khí CO2… Nếu chưa thể xử lý da ngay, chúng ta có thể đưa vào môi trường lạnh để bảo quản trước. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng, vì da đưa vào môi trường lạnh sẽ mất dần độ ẩm, không giữ được chất lượng tốt nhất.
Sau khi lột da, chúng ta ngâm da cá sấu bằng muối cộng với đá viên. Trong trình ngâm trong muối đá, da cá sấu sẽ loại bỏ các chất dinh dưỡng vốn có trên da như một số protein, các axit amin, đạm và hấp thu lại nước để tạo độ đàn hồi.
Da cá sấu sau khi lột được ngâm vào nước muối đá đầu tiên (Ảnh: dienmayxanh/maynuocdasach)
Xử lý da với hóa chất
Hóa chất phổ biến nhất để xử lý da cá sấu là natri sunfua và vôi tôi (canxi hydroxit) để tẩy tế bào. Ngoài ra, muối thông thường cũng có thể được sử dụng cho công đoạn này.
Da cá sấu sẽ nhiễm kiềm sau khi ngâm nước vôi, sau đó được trung hòa bằng muối amoni. Ở giai đoạn này, người thợ cần phải chú ý thường xuyên để tránh da bị mài mòn quá nhiều.
Sau khi được lấy ra từ hai loại hóa chất trên, biểu bì của da cá sấu sẽ bị tan đi, cấu trúc da sẽ đổi thành dạng mở. Công đoạn tẩy trắng bắt đầu. Chúng ta cần một giờ đồng hồ để ngâm da cá sấu trong kali permanganat và một giờ đồng hồ để ngâm da cá sấu trong dung dịch natri bisulfate nhằm mục đích tẩy trắng.
Trong vài ngày tiếp theo, da cá sấu được ngâm trong axit clohydric nhằm loại bỏ các oxi sắt, rồi ngâm trong natri bicacbonat trong khoảng một giờ đồng hồ để trung hòa axit.
Axit clohydric thường được dùng để loại bỏ oxi sắt (Ảnh: labvietchem)
Da cá sấu sẽ phải trải qua quá trình ngâm các hóa chất trên khoảng 15 - 20 ngày tùy tình trạng và loại da, cũng như tuổi cá sấu, trước khi được bôi trơn để tạo độ bóng và tự nhiên.
Căng da và phơi khô
Do được ngâm trong hóa chất lâu ngày, độ ẩm trong da sẽ không ở trạng thái cân bằng tốt nhất cho việc may sản phẩm, do đó, người ta phải kéo căng da và phơi dưới bóng râm. Da cá sấu lúc này không được phép phơi dưới nắng gắt vì sẽ làm khô và bẻ cong da.
Da cá sấu được nhuộm sau khi căng da và phơi (Ảnh: hapata)
Cuối cùng. da cá sấu sẽ được nhuộm màu tùy yêu cầu màu sắc của sản phẩm cần may, hoặc giữ nguyên theo yêu cầu của khách hàng. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ, da cá sấu sau đó sẽ được chuyển sang cho các bộ phận khác ở các công xưởng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau.
Nếu theo cách thuộc da đơn giản mà Ifarmer hướng dẫn ở trên, có thể mỗi chúng ta đều thực hiện được, nhưng rất khó để có được sản phẩm hoàn mỹ. Bởi cách thuộc da cá sấu cần trải qua rất nhiều bước không hề đơn giản, chưa kể quá trình lột da. Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ tuyệt đối của người làm. Hơn thế nữa, quá trình thuộc da cá sấu cũng buộc người thợ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất không an toàn. Do đó, các sản phẩm được làm từ da cá sấu luôn có giá thành cao và được săn đón nhiệt tình.