Cơm gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khó nấu. Nấu gạo lứt không đúng cách có thể cơm thành phẩm bị cứng, vừa khó ăn vừa khó tiêu hóa. Cùng theo dõi bài viết này để biết cách nấu cơm gạo lứt ngon, mềm, trẻ nhỏ cũng có thể ăn được.
Sản phẩm Liên Quan
Đậu bắp nhà trồng
Cơm gạo lứt giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng khá khó nấu (Ảnh: meta)
Các phương pháp nấu cơm gạo lứt
1. Cách nấu gạo lứt dẻo ngon bằng nồi thường
Nguyên liệu
- Một bát gạo lứt
- Một bát nước sạch
Sơ chế
Vo sạch gạo lứt với nước sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 - 2 tiếng, khi nấu sẽ mềm dẻo hơn. Nếu muốn nhanh hơn, có thể dùng nước ấm để ngâm gạo lứt. Sau khi ngâm, vớt gạo lứt ra để ráo nước.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường
Nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường phức tạp hơn nấu bằng nồi cơm điện, do phải canh và chỉnh lửa liên tục.
Để nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường ngon, cần chuẩn bị một cái nồi thường có đế dày. Cho gạo lứt vào nồi rồi đổ nước ngập gạo một đốt ngón tay. Bắc nồi lên bếp và nấu ở lửa vừa. Đợi cho gạo lứt sôi, dần dần cạn hết nước thì chỉnh lửa về mức nhỏ nhất cho đến khi cơm gạo lứt chín hoàn toàn. Khi cơm gạo lứt đã chín, không mở nắp ngay mà cần đậy kín nắp, ủ thêm khoảng 15 - 20 phút để cho cơm mềm hơn.
Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện hoặc nồi thường (Ảnh: thuvienmuasam)
2. Cách nấu gạo lứt dẻo ngon bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- Một bát gạo lứt (Tăng giảm liều lượng tùy thuộc vào số lượng người ăn)
- Nước sạch
Sơ chế
Vo sạch gạo với nước lạnh, rồi ngâm gạo lứt khoảng 1 - 2 tiếng đồng hồ cho gạo mềm.
Cách nấu cơm gạo lứt sử dụng nồi cơm điện
Cho gạo lứt vào nồi cơm điện. Đổ nước vào nồi sao cho nước cao hơn gạo một đốt ngón tay. Cắm điện bật nút và nấu cơm như bình thường. Khi cơm đã chín, đậy kín nắp và ủ cơm thêm 15 - 20 phút để cho cơm gạo lứt mềm hơn.
Một số câu hỏi liên quan đến cơm gạo lứt
Các loại gạo lứt nấu cơm ngon được yêu thích nhất hiện nay là gì?
Trên thị trường có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau. Mỗi loại gạo lứt đều có những ưu điểm riêng biệt. Gạo lứt dùng để nấu cơm có ba loại chủ yếu, đó là:
- Gạo lứt trắng: có màu trắng ngà, là loại gạo lứt được sản xuất nhiều nhất và có giá thành thấp nhất trong các loại lứt.
- Gạo lứt đỏ: có màu đỏ nhưng ruột trắng, là loại gạo được khuyên dùng cho người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu hoặc muốn ăn kiêng.
- Gạo lứt tím: còn được gọi là gạo lứt đen, được xem là siêu ngũ cốc, có tác dụng phòng chống bệnh ung thư và tim mạch.
Bí quyết nấu cơm gạo lứt thơm ngon, dẻo mềm
Nấu cơm gạo lứt ngon cần rất nhiều bí quyết (Ảnh: suckhoedoisong)
So với các loại gạo thông thường, gạo lứt khó nấu hơn rất nhiều. Vì hạt gạo lứt khó mềm, đổ nhiều nước có thể bị nhão và xơ, đổ ít nước thì dễ bị sống và cứng. Dưới đây là một số bí quyết nấu cơm gạo lứt vừa mềm, vừa dẻo:
Chọn gạo lứt chất lượng, không bị mối mọt, không có mùi mốc, hạt gạo mướt, bóng để nấu cơm.
- Không đổ quá nhiều nước khi nấu. Mặc dù hầm trong thời gian dài có thể khiến gạo lứt mềm hơn, nhưng nấu quá nhiều nước có thể khiến cơm gạo lứt bị nhão và xơ, không có độ dẻo, ăn mất ngon.
- Cách nấu gạo lứt không bị khô là nên ngâm gạo trước khi nấu. Tuy nhiên, không ngâm gạo quá lâu trước khi nấu. Thời gian ngâm gạo tốt nhất là 1 - 2 tiếng nếu ngâm với nước lạnh, 30 phút - 1 tiếng nếu ngâm với nước ấm.
- Nếu sử dụng nước nóng để ngâm gạo lứt, lưu ý không dùng nước sôi. Chỉ nên dùng nước ấm khoảng 50 - 70 độ.
- Sau khi nấu chín, không mở nắp xới cơm ăn ngay. Cần ủ thêm khoảng 15 - 20 phút để cơm mềm và dẻo hơn.
Ifarmer đã hướng dẫn các bạn cách nấu cơm gạo lứt mềm dẻo ngon miệng bằng nồi cơm điện lẫn nồi thường. Nhớ tuân theo các lưu ý của Ifamer để cơm gạo lứt không bị khô và cứng nhé! Chúc các bạn thực hiện nấu cơm gạo lứt thành công!