Dây thắt lưng da cá sấu hay dây nịt da cá sấu là một vật trang trí cao cấp được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ bởi kiểu dáng đẹp mắt, độc đáo mà còn là vì chất lượng, độ bền và ý nghĩa sang trọng của bản thân chiết thắt lưng làm bằng da cá sấu có được.
Sản phẩm Liên Quan
Móc khóa Da Cá Sấu
Giày Da Cá Sấu
Đồng hồ Da Cá Sấu
Ví Da Cá Sấu Nam
Đặc điểm chung
Thông thường dây thắt lưng da cá sấu ngày nay sẽ được chia làm 2 loại: Dây thắt lưng da cá sấu nguyên con và dây thắt lưng da cá sấu nối. Cụ thể là:
- Dây thắt lưng da cá sấu nguyên con: Được làm từ một con cá sấu duy nhất cho mỗi cái thắt lưng và lớp da được cắt phải đảm bảo chiều dài của một chiếc dây thắt lưng tiêu chuẩn. Thông thường sẽ cắt từ phần gù đầu đi qua gai sống lưng và kết thúc ở phần vây đuôi của một chiếc da với 4 hàng gai.
Và cũng vì cấu tạo tự nhiên kèm với một tí chỉnh sửa, đối với thắt lưng da cá sấu nguyên con, bạn sẽ thấy được hàng gai sống lưng và một phần vây đuôi sẽ không có vẻ như là hợp nhau lắm hay hai phần này có sự bố trí lệch với nhau, nhưng đó là sự tự nhiên có thể xảy ra.
- Dây thắt lưng da cá sấu nối: Do không phải con cá sấu nào cũng có được một chiều dài lý tưởng cho việc làm thắt lưng. Nên, nhiều nghệ nhân đã phải sử dụng những lớp da của cá sấu và ghép chúng lại với một kỹ thuật đặc biệt kèm theo tay nghề ít nhất trên 2 năm. Và những mảnh ghép đó vẫn có thể đảm bảo chất lượng cho một sợi dây thắt lưng cá sấu.
Vậy cụ thể, người nghệ nhân sẽ làm dây thắt lưng cá sấu như thế nào?
Quy trình làm dây thắt lưng da cá sấu
Để làm được một chiếc thắt lưng da cá sấu tốt, đẹp có chất lượng, người thợ phải trải qua những công đoạn sau đây:
1. Chọn da thực hiện
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng bậc nhất, quyết định đến toàn bộ sản phẩm. Do đó, người nghệ nhân cần phải chọn được một tấm da sao cho:
Độ dài phù hợp với kích thước của thắt lưng và phù hợp với size quần của người dùng, nếu người nghệ nhân đang muốn làm một sợi thắt dây nguyên con và đối với loại thắt lưng này, một tấm da cá sấu 4 đường gai sẽ rất thích hợp.
Các hoa văn có sự đối xứng, đẹp và tương đối phù hợp. Khả năng giống nhau 100% của các hoa văn là rất ít, cho nên chỉ cần tìm được một đường thẳng với những hoa văn tương đối phù hợp là đạt rồi.
Tuy nhiên, không chỉ mỗi da cá sấu. Da bò lót ở giữa cũng phải được chăm chút và chọn lựa kỹ càng.
Loại da bò được dùng để làm thắt lưng da cá sấu phải là loại tốt nhất. Trên mặt da không thể cho phép sự xuất hiện của các vết thương hay vết xước nào cả. Các hoa văn phải đồng nhất và có sự cân đối chính xác.
Chỉ có như thế, chiếc thắt lưng sau khi thành phẩm mới có giá trị được.
2. Mài, ép và dán
Lưu ý: Nếu là làm thắt lưng da cá sấu bằng ghép da thì chúng ta vẫn còn bước ghép da do chính các người nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm thực hiện trước khi tiến vào quá trình mài, ép và dán nhé!
Và đối với một tấm da cá sấu đơn thuần, độ dày có thể không hoàn toàn giống nhau ở tại mỗi phần. Do đó, cần phải xem lại độ dày của tấm da vừa cắt làm thắt lưng. Nếu như chưa đều phải mài lại cho độ dày đồng nhất trên mọi khoảng.
Thêm nữa, độ dày của mép dây phải luôn nhỏ hơn độ dày của phần giữa. Điều này giúp cho quá trình uốn cong của dây trong thời gian dài sẽ không bị bong ra khỏi phần da bò ở giữa.
Cuối cùng, người thợ cần phải dán thật đều hai mặt của dây thắt lưng lại với nhau. Đảm bảo sự chắc chắn sau khi dán cho dây.
3. May viền hoặc sơn cạnh sợi thắt lưng
Đối với dây nịt bằng da thì phương pháp may viền là một phương pháp hiệu quả trong việc giữ được độ chắc chắn cho dây cũng như sự kết dính của da cá sấu và da bò.
Tuy nhiên, người thợ phải có một số kỹ thuật nhất định khi xử lý may viền đối với da cá sấu. Bởi lẻ, da cá sấu khá là cứng, khi may rất khó để được đều chỉ nếu không nhờ đến những công cụ phụ trợ.
Còn không may viền thì chúng ta còn có phương pháp gọi là sơn cạnh cho dây thắt lưng. Chúng ta chỉ cần pha màu cho loại keo sơn này có một màu sắc trùng với màu của dây thắt lưng đang làm.
Sau đó, người thợ sẽ bôi kéo sơn lên cạnh sợi dây thắt lưng da cá sấu và da bò đã được ép chặt. Đảm bảo sao cho vết bôi keo không tạo ra hình gợn sóng không nên có ở sản phẩm và đạt độ thẩm mỹ cao.
4. Đánh bóng và kiểm tra thành phẩm
Sau tất cả những công đoạn trên là đánh bóng lại dây thắt lưng da cá sấu theo một quy trình đã có quy định từ trước áp dụng cho những sản phẩm da cao cấp.
Sau quá trình đánh bóng sẽ là quá trình kiểm tra. Những người thợ lành nghề nhất sẽ rà soát, kiểm tra tỉ mỉ lại sản phẩm một lần nữa trước khi đưa vào thị trường.
Và đó chính là 4 giai đoạn của một quá trình chế tác và làm ra được một sợi dây thắt lưng da cá sấu chất lượng.
Cuối cùng, đó cũng chính là những điều liên quan đến chủ đề cách làm dây nịt da cá sấu mà Ifarmer chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Từ những thông tin ấy, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm một sản phẩm chất lượng, cũng như thấu hiểu tại sao những sản phẩm da cá sấu thật lại có giá thành khá cao như thế.