Tìm hiểu về Trái mận Bắc

2023-07-09 Trần Thị Phúc Hậu

Quả mận hay Mận Bắc( danh pháp khoa học: Prunus salicina) là một loài cây rụng lá nhỏ, xuất hiện tại Trung Quốc, thuộc Chi Mận mơ. Đây cùng là loại cây được trồng nhiều trong các vườn cây ăn quả ở miền Bắc Việt Nam, Triều Tiền, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.

Miêu tả chi tiết

Cây mận có thể cao đến 10 mét, có chồi màu nâu đỏ. Lá nhọn hai đầu, dài từ 6 – 12cm; rộng 2.5 – 5cm, răng cưa ở mép lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân. Hoa mận thường nở vào đông xuân( từ tháng 12 – tháng 1), có màu trắng đường kính 2cm với 5 cánh hoa màu trắng, cánh hoa hình trứng ngược, nhân hạch nhẵn, có màu sắc thay đổi: tím, bồ quân, vàng lục, thường có một rãnh bên. Quả mận thường chín vào tháng 5 – tháng 7, là loại quả hạch, có thịt màu hồng vàng. Khi quả chín chấm muối ớt Tây Ninh cay cay thật là ngon.

Hình ảnh của Quả Mận Bắc

Giá trị dinh dưỡng

Không chỉ là một loại quả tươi ngon, hấp dẫn vào mùa hè, trái mận Bắc còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, ví dụ như: kali, sắt, magie, vitamin A, vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin C, vitamin K. Một quả mận chín chứa tới 11% vitamin A, 26% vitamin C và 13% vitamin K.

Loại quả này cũng chứa nhiều chất oxi hóa chống lại các gốc tự do, giảm hàm lượng cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp và nhịp tim của cơ thể, phòng chống đột quỵ. Mận Bắc còn có công dụng chống táo bón, tăng tuần hoàn máu, giúp sản xuất các tế bào máu nhiều hơn, chống tình trạng thiếu máu. Với hàm lượng Vitamin C cao( 3mg), mận Bắc cũng là loại trái cây giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm.

Việc ăn mận cũng giúp làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay. Đây cũng là loại quả chứa beta – carotene, dưỡng chất có lợi cho mắt, giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng( căn bệnh có thể dẫn đến mù lòa). Đặc biệt, trong Mận Bắc còn chứa các sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Cách sử dụng:

  • Tại Việt Nam: quả mận Bắc thường được dùng để ăn tươi, ép nước, làm mứt, phơi sấy khô, làm ô mai hoặc ngâm lấy nước uống
  • Tại Trung Quốc: Mận Bắc được dùng để làm rượu hoặc ướp với đường, muối và cam thảo
  • Tại Nhật Bản: Mận Bắc được chọn để làm hương liệu cho một loại rượu mùi gọi là sumomo shu

Quả Mận cũng được sử dụng trong Đông Y. Ngoài việc sử dụng quả, những bộ phận khác của cây mận như: rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt… đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, thủy thũng, tiêu khát… Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị vết thương do sang chấn… Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng.

Một số bài thuốc dân gian

Bài 1:

Vết thương do côn trùng đốt: Lấy hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương để 5 phút rồi rửa sạch. Đắp ngày 2 lần.

Bài 2:

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả mận tươi 0,5kg, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.

Bài 3:

Giảm đau nhức răng: Rễ mận 30g, sắc đặc với 100ml nước, ngậm 5 – 7 phút vào buổi sáng, chiều, tối trước khi đi ngủ, ngậm 5 ngày.

Bài 4:

Tác dụng nhuận tràng: Nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 5:

Chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi: Lá mận 50g, lá thài lài tía, lá đào, lá si, lá dâm bụt mỗi thứ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng ngâm với rượu 10 – 15 ngày. Dùng rượu này xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần.

Bài 6:

Làm đẹp da mặt: Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

Tuy nhiên, đối với những người tỳ vị yếu thì không nên ăn nhiều Mận Bắc.

Cách bảo quản trái mận Bắc

Sau khi mua về, Mận Bắc nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tránh để mận ở những nơi nóng, nhiệt độ cao, ẩm thấp sẽ khiến mận nhanh chín và không được ngon.

Trước khi ăn, Mận Bắc cần được rửa sạch nhiều lần bằng nước muối.

Phân bố trồng trọt

Có rất nhiều giống Mận khác nhau được trồng ở Trung Quốc. Mận Bắc cũng được trồng phổ biến ở Nhật Bản và Triều Tiên. Ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La có nhiều giống mận ngon: mận hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam. Đối với miền Nam, vùng trồng mận nổi tiếng là trại Hầm với các giống mận: mận Đà Lạt, mận đỏ, mận đỏ bạch lạp, mận vàng, mận Vân Nam.

Trên đây là những điểm cơ bản về quả mận Bắc mà Ifarmer muốn gửi đến các bạn.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH