Tìm hiểu về cây nhàu

2021-06-21 Bùi Thị Thoa

Trước đây quả nhàu không phổ biến nhưng hiện nay nó lại nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi khả năng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe.

Sản phẩm Liên Quan

Cây nhàu còn gọi là nhàu núi, cây ngao, nhàu rừng. Tên khoa học Morinda citrifolia thuộc họ cà phê Rubiaceae.

Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, cao 6-8 m. Cây có thân nhẵn và phân chia thành nhiều cành to. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở hai đầu, lá rộng 5-7cm, dài 12-15 cm. Hoa mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành và có màu trắng. Quả có hình trứng, mặt ngoài xù xì, có màu xanh lục khi non và chuyển sang trắng hồng khi chín. Bên trong quả có nhân cứng ở giữa, thịt mềm, trắng và thơm. Cây nhàu ra hoa vào tháng 1-2 và cho quả tháng 7-8 hàng năm.

1. Giá trị dinh dưỡng của trái nhàu

- Calo: 47g

- Carbs: 11g

- Protein ít hơn 1g

- Chất béo ít hơn 1g

- Đường: 8g

- Vitamin C: 38%RDI (Hàm lượng dinh dưỡng kiến nghị bổ sung mỗi ngày )

- Biotin 17%RDI

- Folate 6%RDI

- Magie 4% RDI

- Kali 3% RDI

- Canxi 3% RDI

- Vitamin E 3% RDI

2. Bộ phận sử dụng

Lá, vỏ thân và quả nhàu được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra quả nhàu dùng để ăn như một loại trái cây thông thường. Nước ép trái nhàu giàu Vitamin C, dưỡng chất rất cần thiết cho da và sức khỏe miễn dịch.

3. Những lợi ích mang lại từ quả nhàu

- Nước trái nhàu bảo vệ sức khỏe tim mạch.

- Giảm các triệu chứng của cơ, xương khớp.

- Kiểm soát bệnh đái tháo đường.

- Nước trái nhàu đẩy lùi mệt mỏi.

- Cải thiện trí nhớ.

- Tốt cho da.

- Tăng tốc quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng. Hạn chế sự phát triển của các khối u. Có thể dùng cho bệnh nhân đang xạ trị.

4. Đối tượng sử dụng trái nhàu

- Người huyết áp cao.

- Người bị đau nhức xương khớp

- Bệnh nhân tiểu đường

- Người bị ho, cảm sốt, hen suyễn, lở loét, phát ban.

- Người bị bỏng, nóng trong người

- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt

- Người béo phì muốn giảm cân

- Người bình thường nên sử dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và ngủ sâu giấc hơn

5. Những lưu ý khi sử dụng nước ép nhàu

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, tăng kali huyết hoặc viêm thận mãn tính nên tránh uống nước ép nhàu quá nhiều
  • Không sử dụng nước ép nhàu với: thuốc làm chậm quá trình đông máu, thuốc lợi tiểu giữ kali và thuốc điều trị cao huyết áp
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước ép nhàu.
  • Nước ép nhàu có thể gây độc cho gan vì vậy tránh sử dụng với những loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như: Acetaminophen, Erythromgan, Methyldopa, Issoniazid

Sản phẩm Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH