Tìm hiểu đặc điểm của gừng

2021-08-22 Nguyễn Thị Hậu

Gừng là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ngoài làm gia vị, pha trà, làm nước uống, gừng còn được dùng để làm thuốc để tiêu đờm, hàm thủy, giải độc. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm và công dụng của gừng trong bài viết sau nhé!

Sản phẩm Liên Quan

1. Tìm hiểu đặc điểm của gừng

1.1. Gừng là gì? Xứ gừng ở đâu?

Gừng còn được gọi là sinh khương, can khương, bào khương, tên tiếng anh là ginger, tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Gừng mọc hoang ở các vùng núi và được trồng phổ biến ở mọi vùng miền của nước ta để làm gia vị và chế biến thuốc chữa bệnh. Gừng phát triển quanh năm, có xuất xứ từ Đông Nam Á, sau lan rộng ra toàn châu Á và châu Âu. Gừng thích hợp để phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới.

1.2. Tìm hiểu đặc điểm của gừng

Gừng thuộc thân cỏ, phát triển theo hình ống, gồm nhiều bẹ quấn lấy nhau. Thân gừng cao khoảng từ 10 cm cho tới 1,25 m. Phần thân rễ phát triển thành củ gừng.

Củ gừng mọc ở dưới đất, gồm nhiều đốt, mỗi đốt có vài mầm non. Phần mầm non này nếu được chăm sóc có thể mọc thành cây mới. Củ gừng có màu vàng chanh, vị cay nồng.

Lá gừng thuộc loại lá đơn, không cuống, hình mũi mác, mọc so le thành hai dãy. Mặt lá nhẵn bóng, có mùi thơm, màu xanh đậm, gân lá màu xanh nhạt.

Hoa gừng mọc ra từ củ cuống, hoa chỉ xuất hiện khi gừng đã già nên nếu thu hoạch sớm sẽ không thấy hoa gừng. Hoa mọc sát nhau, đài hoa dài từ 1-2,5 cm, màu tím.

Ở nước ta, điều kiện khí hậu và đất đai ở vùng Nam Bộ rất thích hợp cho sự phát triển của gừng. Gừng ưa sáng, ưa nhiệt độ nhiệt đới ẩm, thích hợp với đất thịt tơi xốp.

1.3. Thành phần hóa học của gừng

Trong 100 gram củ gừng phơi khô, có chứa những thành phần hóa học sau:

  • Năng lượng: 336 kcal
  • Chất béo: 4,24 gram
  • Chất đạm: 8,98 gram
  • Đường: 3,39 gram
  • Chất xơ: 14,1 gram
  • Carbohydrates: 71,62 gram
  • Các loại dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin C, kali, photpho,...

Gừng chứa từ 1% - 3% lượng tinh dầu. Tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Độ cay của gừng là do các hợp chất gingerol, gingeridion và shogaol tạo thành. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay.

2. Công dụng của gừng

Củ gừng tươi có tác dụng chống nôn ói, tán phong hàn rất tốt. Ngậm gừng tươi, nhai dập làm giảm tình trạng nôn ói rất tốt, đặc biệt cho phụ nữ thai nghén, những người say tàu xe. Củ gừng khô có tính nóng hơn gừng tươi, có khả năng làm ấm tỳ vị. Gừng nướng có vị hơi đắng, giúp làm ấm can thận.

Vỏ củ gừng có chức năng lợi tiểu. Do đó, khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ, chỉ cần rửa sạch đất bởi vỏ gừng cũng có nhiều công dụng chữa bệnh.

Rễ gừng có vị cay nồng, tính ấm nên được sử dụng để ngâm rượu xoa bóp, làm gia vị và giúp duy trì nòi giống.

Thân gừng và lá gừng có mùi thơm, có thể dùng làm nước xông trị cảm mạo hoặc làm gia vị trong các món hấp cực kỳ hấp dẫn.

Ngoài ra, gừng có tác dụng chữa cảm sốt rất tốt. Củ gừng có vị cay, tính ấm nên khi pha trà ấm để uống giúp làm giãn mao mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, tiết nhiều mồ hôi, làm ấm cơ thể. Khi kết hợp gừng với rượu có thể dùng để cạo gió, hỗ trợ giảm mỏi vai gáy, đau lưng. Ngậm gừng hoặc uống tinh dầu gừng cũng giúp cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, hen suyễn, viêm phế quản.

Những căn bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột như khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng,... tinh dầu gừng là nguyên liệu dân gian rất an toàn và hiệu quả trong việc chữa trị. Sử dụng gừng một lượng vừa phải mỗi ngày góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất, điều chỉnh lượng đường trong máu nhằm kích thích sự thèm ăn.

Vì có nhiều công dụng cho sức khỏe, nên gừng thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, chế biến các loại trà và làm mứt, kẹo gừng để sử dụng.

Sản phẩm Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH