Tác dụng của cây cỏ ngũ sắc/ cây cứt lợn

2021-06-21 Xuân Dự

Cây cứt lợn hay còn gọi cây cứt heo, cỏ hôi, cây hoa ngũ sắc là loài cây mọc dại ở nhiều nơi, cũng là một dược liệu quý dùng chữa trị nhiều loại bệnh, nhất là bệnh viêm xoang.

Sản phẩm Liên Quan

Theo đông y, cây cứt lợn là loại thuốc hiệu quả để điều trị một số chứng bệnh về hô hấp như dị ứng mũi, đặc biệt có hiệu quả trong chữa trị viêm xoang. Các nghiên cứu trên động vật cũng ghi nhận rằng cây cứt lợn có tác dụng chống dị ứng, chống phù nề, có tác dụng các bệnh lý viêm mũi cấp và mãn tính.

Đối với cây cứt lợn, toàn bộ lá, thân, rễ đều được sử dụng làm thuốc, có thể dùng dưới dạng cây tươi hoặc cây khô đều được, trong đó cây tươi phát huy hiệu quả tối đa trong điều trị bệnh viêm xoang.

Là một cây dược liệu trong nhiều bài thuốc Nam, cây cứt lợn được đánh giá phát huy hiệu quả chữa trị nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, chữa trị các bệnh liên quan đến bệnh ngoài da, thấp khớp, bong gân và hỗ trợ điều trị sỏi thận.

1. Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cứt lợn hiện đang được sử dụng phổ biến, có thể kể đến bài thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Để thực hiện bài thuốc này, người ta lấy cây cứt lợn/ cây hoa ngũ sắc về rửa sạch rồi giã nát lấy nước, dùng nước này bôi lên mũi bị viêm, dị ứng hoặc viêm xoang. Các bạn có thể giã một lần nhiều cây cứt lợn, lấy nước rồi bảo quản trong tủ lạnh để dùng nhiều lần và dùng lâu trong việc điều trị các bệnh về hô hấp. Tác dụng của cây cỏ hôi trị viêm mũi dị ứng đã được nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như các bài thuốc nam khẳng định tính hiệu quả trong điều trị.

Ngoài ra, cây cứt lợn chứa nhiều tinh dầu có dược tính cao nên còn được bào chế ra tinh dầu cây cứt lợn để dễ dàng sử dụng trong việc điều trị một số bệnh, thí dụ cây cứt lợn chữa viêm xoang, nó được mệnh danh là cây thuốc nam trị viêm xoang. Cách làm tinh dầu cỏ hôi cũng không quá phức tạp, có thể thực hiện qua quá trình chưng cất tinh dầu.

2. Bài thuốc chữa trị viêm họng

Bên cạnh đó, cây cứt lợn còn là một nguyên liệu quan trọng của bài thuốc chữa trị viêm họng. Để thực hiện bài thuốc này, người ta dùng cây cứt lợn, cam thảo đất, kim ngân hoa, lá giẻ quạt phơi khô rồi sắc lấy nước, uống 2 đến 3 lần trong ngày. Nếu dùng thường xuyên trong khoảng một tuần thì bệnh viêm họng có thể giảm hoặc khỏi hẳn.

3. Điều trị bệnh về đường hô hấp

Nếu hay bị ngứa cổ, rát cổ, khó thở, hơi thở có mùi do bị đường hô hấp, để điều trị, người ta hay dùng cây cứt lợn, cam thảo đất, lá bồng bồng rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.

4. Chăm sóc tóc, điều trị các bệnh về da đầu

Cũng vì đặc chứa nhiều tinh dầu có dược tính cao mà cây cứt lợn còn được dùng trong việc chăm sóc tóc. Thân và lá cây cứt lợn tươi được rửa sạch rồi giã nhuyễn, lấy phần này ủ với tóc trong vải sạch khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch với nước. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp da đầu sạch, tóc khỏe, óng mượt.

Bên cạnh việc sử dụng để chăm sóc tóc và da đầu, cây cứt lợn còn là bài thuốc để điều trị các bệnh về da đầu như bệnh chốc đầu. Để thực hiện bài thuốc này, người ta lấy cây cứt lợn tươi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với nước, sử dụng nước này để rửa các vết thương trên da đầu hoặc pha loãng để gội đầu. tinh dầu chứa dược tính sẽ giúp các vết thương mau lành, da dầu sớm hồi phục. Bài thuốc phát huy hiệu quả khi thực hiện thường xuyên trong khoảng 2 đến 5 tuần.

5. Cây ngũ sắc điều trị bỏng, viêm loét da, mụn nhọt

Một tác dụng chữa bệnh khác của cây cứt lợn là giúp hồi phục vết bỏng, viêm loét da. Để thực hiện bài thuốc, cây cứt lợn được rửa sạch, trộn chung với gạo nguyên cám và muối rồi xay nhuyễn thành bột mịn, bọc bột này trong vải sạch và đắp lên vùng da bị bỏng hoặc bị viêm loét. Tinh dầu và các dược tính trong cây cứt lợn sẽ giúp vết thương mau hồi phục nếu thực hiện thường xuyên trong thời gian phù hợp.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị vết bỏng, viêm loét da, cây cứt lợn còn được dùng để trị mụn nhọt. Lá và cành non của cây cứt lợn tươi được rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch vết thường với nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Thực hiện thường xuyên trong khoảng 4 tuần sẽ phát huy tác dụng trong điều trị mụn nhọt.

6. Cây cứt lợn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày, cổ tử cung

Tinh dầu cũng như các dược tính của cây cứt lợn còn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày, cổ tử cung. Để thực hiện bài thuốc này, người ta lấy cây cứt lợn, kim nữu khấu, nhọ nồi, dạ hương ngư và ma phong cho vào cối giã nhuyễn, lọc lấy nước uống sau mỗi bữa ăn, ngày dùng 2 lần. Bài thuốc này vừa có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày, cổ tử cung vừa có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

7. Cây ngũ sắc hỗ trợ điều trị thấp khớp, bong gân

Một tác dụng quan trọng khác của cây cứt lợn là hỗ trợ điều trị thấp khớp, bong gân. Để thực hiện bài thuốc, người ta lấy lá tươi, cành non cây cứt lợn rửa sạch, nghiền nát với gạo và muối thành bột, thoa vào vị trí khớp bị thương hoặc vị trí bong gân, cố định bằng băng gạc y tế trong vài giờ cho dược tính thấm vào bên trong rồi tháo băng và rửa sạch chỗ băng bó. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày cho đến khi vị trí bong gân, các khớp tổn thương khỏi hẳn.

8. Cây cứt lợn hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Một trong những tác dụng đáng chú ý của cây cứt lợn là hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, để thực hiện, người ta lấy cây cứt lợn, râu ngô, mã đề, kim tiền thảo sắc lấy nước uống mỗi ngày khoảng 2 lần. Kiên trì sử dụng từ 1 tháng trở lên sẽ giúp tiêu các viên sỏi thận.

Với các bài thuốc từ cây cứt lợn ở trên đã trả lời được thắc mắc của mọi người là cây cứt lợn có tác dụng gì? Cây bù xít có tác dụng gì? Cỏ Cứt heo trị bệnh gì? qua đó có thể nhận thấy đây là cây dược liệu tốt dùng trong các bài thuốc nam để điều trị bệnh mà không mang lại các tác dụng phụ, có thể dễ dàng thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh./.

Sản phẩm Liên Quan

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH