Lỡ nuốt hạt bình bát có sao không?

2023-07-09 Nguyễn Thị Hậu
  1. Hạt bình bát có độc không?

Hạt bình bát phơi khô

Hạt bình bát màu đen hoặc nâu, vỏ rất cứng so với các loại khác cùng họ, bề mặt trơn, nhẵn và căng bóng. Thành phần hóa học của hạt bình bát gồm:

Hợp chất acetogennin: cis-reticulatacin-10-one, uvarigrandin A

Hợp chất nhóm N- (Triacontanoyl)tryptamin

Hợp chất triterpenoid: axit rotundic, pedunculoside

Hợp chất sterol: β-sitosterol, β-sitosteryl-3-O-β-Dglucopyranoside

Hợp chất dẫn xuất của benzen: sinapaldehyde glucoside, eleutheroside B, axit vanilic

Đặc biệt, trong hạt bình bát chứa chất Squamocin có độc tính, nhất là với côn trùng.

Trong tất cả các bộ phận của cây bình bát, thì lá và hạt bình bát chứa nhiều độc tố nhất. Và hạt bình bát ở quả chín chứa nhiều độc tố hơn quả còn xanh.

Hạt bình bát chứa nhiều độc tố như thế, vậy nếu lỡ nuốt phải có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nào!

  1. Nuốt hạt bình bát có sao không?

Hạt bình bát có thể chữa nhiều bệnh như tiêu chảy, chấy rận, ghẻ lở và có thể tiêu diệt côn trùng. Tuy nhiên, hạt bình bát chứa nhiều độc tố nên chủ yếu được dùng ngoài da.

Giã nát hạt bình bát, rồi nấu nước gội đầu, bôi những chỗ bị ghẻ có hiệu quả rất tốt. Hoặc người ta thường giã nát rồi trộn với tỏi, rượu trắng để làm thuốc diệt sâu bọ.

Trong những cách làm trên, đều là giã nát. Đúng vậy, khi giã nát thì độc tố trong hạt sẽ phát huy nhiều tác dụng. Còn khi lỡ như nuốt phải hạt bình bát không vỡ, vỏ còn nguyên vẹn thì yên tâm sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe các bạn nhé.

Hạt bình bát có vỏ rất cứng, kích thước nhỏ nên sẽ không bị dịch tiêu hóa phân hủy, cũng như rất khó để vỡ khi bị dạ dày co bóp.

Thông thường, thức ăn sẽ mất khoảng một ngày đến ba ngày để có thể đi qua hết đường tiêu hóa. Do đó, nếu lỡ nuốt phải hạt bình bát bạn có thể chờ cho nó tự đào thải theo phân qua đường hậu môn.

Nếu các bạn lo lắng, cũng có thể ăn các loại thức ăn nhuận tràng như đu đủ, cà rốt, các loại rau (rau dền, rau khoai, rau mồng tơi,...) sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tự đào thải, giúp lấy hạt ra nhanh hơn.

Lỡ nuốt phải hạt bình bát đã bị cắn nát, phần độc tố trong hạt bình bát dễ phát tán trong cơ thể, có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu nuốt phải ở số lượng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời.

Trường hợp nuốt phải hạt bình bát và gây tắc nghẽn ở cuống họng, cần phải xử lý nhanh cho hạt ra ngoài hoặc cố nuốt vào trong, nếu không sẽ gây khó thở cho người nuốt phải, nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

  1. Cây bình bát có độc không?

Quả bình bát dầm đường là món ăn giải khát được ưa chuộng (Ảnh: ifarmer.vn)

Không những quả bình bát chín làm món ăn giải khát rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe mà toàn bộ các thành phần của cây bình bát đều có những công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiều bệnh như: ung thư, đái tháo đường, dạ dày, tiêu chảy, xương khớp, lao phổi, bướu cổ,... cùng một số bệnh ngoài da như: ghẻ lở, nhiệt, trừ chấy rận,...

Phần độc tố ở bình bát chủ yếu tập trung ở phần hạt nên khi ăn quả bình bát chín các bạn nên cẩn thận tránh nuốt hạt vào trong cơ thể. Nhưng nếu lỡ nuốt phải thì các bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì độc tố sẽ khó phát tán nếu hạt còn nguyên. Chúc các bạn ngon miệng với ly bình bát dầm đường đá mát lạnh mùa hè nhé!

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH