A- Mô tả cây:
Cây mọc leo có thể dài 4-20 m. Cành hình trụ đường kính 2,5- 5 cm. Rễ khý sinh mọc thong. Lá dai, màu xanh lục, dài 40-70 cm, rộng 30-50 cm, toàn phiến hình thuôn dài , ngọn lá nhọn, gốc hình tim. Ngọn cuống gập khu1cla2m cho phiến lá mọc quặp xuống. Phiến lá non nguyên, phiến lá già xẻ lông chim, trên lá già còn nhiều lỗ thủng nhỏ dọc ở hai bên thân giữa. Hoa tự bông mo dày, màu xanh nhạt, hình trụ ngọn tù, dài 15- 20 cm xung quanh bao bọc bởi một lá bắc to, hai mặt màu vàng. Hoa nhiều lưỡng tính hình lăng trụ 6 góc rộng. Quả mọng màu đỏ, nhiều hạt thuôn dài, tù ở hai đầu, có chấm trắng nhỏ ở mép.
B- Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây mọc bám trên thân cây cổ thụ mọc dọc suối ở nơi ẩm thấp ( rừng già) hoặc dọc bờ rào ( ở đồng bằng). Có ở khắp nơi từ miền bắc đến miền nam, người ta dùng thân và lá tươi làm thuốc. không có chế biến gì đặc biệt.
C- Công dụng và liều dùng:
Việc sử dụng lân tơ uyn mới được phổ biến mấy năm gần đây. Nhân dân Kontum khi làm rẫy nương bị dao cắt thường dùng lân tơ uyn đắp vào vết thương. Nhân dân miền bắc dùng nước sach lân tơ uyn rửa vết thương . Cách dùng như sau: dùng 1 kg dây lân tơ uyn bỏ lá , cạo hết rễ, rửa sạch , băm nhỏ , cho vào 3 lít nước đun sôi trong 3 giờ lọc qua khăn vải và cô lại còn 700ml dung dich o độ đậm đặc này khi đắp vào vết thương chỉ có cảm giác xót thoảng qua , những ngày sau thì hết xót . Không nên dùng dung dịch lân tơ uyn quá đặc , càng không nên dùng cao lân tơ uyn vì khi đắp lên vết thương rất xót và gây phản ứng xấu tại chỗ( xót, sưng , đỏ) nước lân tơ uyn pha như trên cũng chỉ dùng trong 5-7 ngày, để lâu hơn lên mốc, đổi màu , vị chua. Khi dùng như sau: rửa vế thương bằng nước muối , dùng miếng gạc tẩm nước lân tơ uyn đắp lên vết thương xong băng lại, cách 2-3 ngày thay băng một lần , tùy mức độ mủ nhầy ở vết thương.