A- Mô tả cây:
Cây huyết kiệt là một loại song mây có thể dài tới 10 mét, đường kính thân đạt đến 2-4cm. Lá mọc so le, kép, về phía gốc đôi khi gần như mọc đối, trên thân và lá rất nhiều gai. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả gần hình cầu đường kính 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy , khi chín trên vảy của quả này phủ đầy chất nhực đỏ.
B- Phân bố, thu hái và chế biến:
Hiện nay người ta chỉ mới biết thu hái nhựa huyết kiệt ở những cây mọc hoang . Người ta hái quả về cho quả vào trong túi gai mà vò , chất nhựa dòn sẽ bong ra, rây lấy riêng chất nhựa . Đem phơi nắng hay đun cách thủy cho nóng chảy , đổ vào khuân hình trụ , hoặc thành cục rồi gói trong những lá cây cọ, có khi người ta đóng thành bánh tròn đường kính 10cm dày 5cm, hoặc thành bánh nặng mấy kg . Có nơi người ta đun quả với nước cho nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng những loại nhựa này chất lượng kém hơn
C- Công dụng và liều dùng:
Theo tài liệu cổ huyết kiệt có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc vào hai kinh, tâm bào và kinh can. Có tác dụng tán ứ, sinh tân, chủ trị bị đánh tổn thương, ngực bụng đau, thu liễm, cầm máu, trừ tà khí trong ngũ tạng. Thường dùng chữa chảy máu cam,, mụn nhọt, vết thương chảy máu, huyết tích trong bụng thành cục. Trong sách cổ nói nếu không phải chứng ứ tích thì không dùng, ngày 2-4g dưới dạng tán bột hay làm thành viên.
Đơn thuốc có huyết kiệt.
• Chữa vết thương chảy máu: tán huyết kiệt rắc vào.
• Chữa đẻ xong , ngẹn ở tim, tức thở: huyết kiệt , mộc dược mỗi vị 4 g hòa vào nước tiểu trẻ em mạnh khỏe mà uống.
• Chảy máu cam: huyết kiệt, bồ hoàng, hai vị bằng nhau, tán nhỏ thổi vào mũi.