Thỏ là loại động vật dễ thương, hiền lành, gần gũi với con người và đã từng đi vào thơ ca, âm nhạc. Nhưng nói về đặc điểm của thỏ thì chưa hẳn nhiều người đã biết.
Hãy cùng Ifarmer tìm hiểu chủ đề thú vị này nhé!
1.Đặc điểm của thỏ
1.1. Đặc điểm chung
Thỏ là động vật có vú sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ thuộc họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, được phân thành 7 loại. Thỏ có tuổi thọ từ 4 tới 10 năm.
Da thỏ có ít tuyến mồ hôi nên chủ yếu thải nhiệt qua cơ quan hô hấp. Thỏ thở nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động nên chỉ quan sát thành bụng mới biết là thỏ đang thở.
Nhịp tim thỏ đập nhanh và yếu. Thân nhiệt nhiệt tim bị tác động rất lớn bởi nhiệt độ môi trường sống xung quanh.
Khứu giác của thỏ phát triển nên rất nhạy mùi. Khoang mũi phức tạp với vách ngăn chi chít.
Tai thỏ rất thính, mắt thỏ rất tinh nên trong đêm tối nó vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ và nhìn thấy được đồ ăn thức uống một cách bình thường.
1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa
Dạ dày của thỏ là dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp yếu nên thỏ tiêu hóa rất chậm. Thỏ có khả năng tiêu hóa chất xơ rất tốt. Điều chú ý là đường tiêu hóa thỏ phát triển theo lứa tuổi, đến 9 tuần tuổi là hệ tiêu hóa ngừng phát triển.
Thức ăn chủ yếu hấp thụ qua ruột non. Ruột già chủ yếu hấp thụ muối, nước. Manh tràng của ruột già có kích thước lớn, là bộ phận quan trọng tiêu hóa các chất xơ như lá cây, cỏ.
1.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản
Thỏ là động vật mắn đẻ, thời gian mang thai trung bình 30 ngày. Điều đặc biệt là đẻ xong thỏ mẹ ăn hết nhau thai. Sau khi đẻ 1-3 ngày đã động dục lại.
Thỏ con sau 1 ngày tuổi mới mọc lông tơ và sau 9-12 ngày tuổi mới bắt đầu mở mắt.
2. Giá trị dinh dưỡng của thịt thỏ
Vì thịt thỏ ngon lại bổ dưỡng nên hiện nay thỏ được nuôi rất nhiều để lấy thịt.
Trong thỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như protein, vitamin B12, selenium, sắt, kali, omega 3, canxi tốt cho não bộ, tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ xương khớp.
3. Các món ngon từ thịt thỏ
Thịt thỏ hiện nay đã trở thành món ăn phổ biến không chỉ xuất hiện trong các bữa tiệc mà còn thường xuyên xuất hiện trong mâm ăn gia đình với đa dạng cách chế biến như:
- Thịt thỏ xào: thịt thỏ xào lăn, thịt thỏ xào lá lốt, thịt thỏ xào rau má, thịt thỏ xào sả ớt.
- Thỏ thỏ chiên: thịt thỏ chiên bơ, thịt thỏ chiên xù
- Thịt thỏ hấp, thịt thỏ luộc
- Thịt thỏ nướng
- Xương thỏ nấu cháo, xương thỏ nấu măng
- Tiết canh thỏ
- Thịt thỏ roti
- Thịt thỏ giả cầy
- Thịt thỏ nấu cari
4. Công dụng hỗ trợ trị chữa bệnh của thỏ
Thịt thỏ được biết đến như một loại thuốc phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả:
- Do chứa các khoáng chất thiết yếu như kali, kẽm, selenium tốt cho việc sản sinh các tế bào hồng cầu và tốt cho việc sản xuất tinh trùng ở đàn ông.
- Vitamin B12 dồi dào có trong thịt thỏ có lợi cho não bộ, giúp phòng ngừa chứng mất trí nhớ, Alzheimer.
- Hàm lượng kali và omega cao trong thịt thỏ rất tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.
- Đặc biệt, thịt thỏ có hàm lượng canxi cao nên giúp ích cho sự phát triển của xương, nướu. Đây là món ăn phù hợp với trẻ em trong giai đoạn phát triển, cho xương cứng cáp chắc khỏe, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.
- Ngoài ra thịt thỏ chứa ít chất béo, ít calo, cholesterol nên ăn nhiều mà không sợ mập. Đây là món ăn thực sự phù hợp cho những ai muốn giảm cân, ăn kiêng, bệnh nhân tiểu đường hay điều trị các bệnh liên quan khác.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn trong quá trình tìm hiểu đặc điểm của thỏ. Thỏ không chỉ là thú cưng mà còn là món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao hỗ trợ phòng và chữa bệnh hiệu quả. Vì thế, hãy biết cách thưởng thức món ngon lạ miệng này nhé!