Trứng bắc thảo, trứng muối là những loại trứng trải qua một quá trình sơ chế kỳ công nhằm bảo quản được lâu, tăng khẩu vị người dùng đồng thời chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Sản phẩm Liên Quan
Trứng cút bắc thảo là gì
Trứng bắc thảo còn được gọi với nhiều tên khác như trứng bách thảo, bách nhật trứng, thiên niên bách nhật trứng, là một loại trứng trải qua các khâu sơ chế cầu kỳ, có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Trứng bắc thảo được làm từ trứng cút, ngoài ra người ta còn sử dụng trứng vịt hoặc trứng gà. Để làm món trứng cút bắc thảo người ta ủ trứng trong hỗn hợp từ phèn chua, bồ kết, đinh hương, quế bột, trấu, … trong thời gian 2-3 tháng hoặc lâu hơn. Trứng sau một thời gian ủ, khi bóc lớp vỏ bọc bên ngoài sẽ có màu đen, nhiều quả trứng cút bắc thảo đôi khi còn có hoa văn nổi lên trên bề mặt trứng trông rất đẹp mắt.
Lòng trắng trứng cút bách thảo có màu nâu đen, trong suốt như thạch, trong khi lòng đỏ trứng cút bắc thảo có màu xám hoặc xanh đen, có mùi hăng, vị béo, đối với một số người thì hơi khó ăn nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người.
Công dụng của trứng cút bắc thảo
Trứng cút bắc thảo được làm ra qua nhiều công đoạn cầu kỳ bởi vì trứng này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trứng cút bắc thảo giàu vitamin A có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh về phổi và viêm hô hấp.
Đồng thời, trứng bắc thảo có khả năng kích thích hồng cầu sinh trưởng, tạo hồng cầu mới, cầm máu, tốt cho những bệnh nhân có bệnh xuất huyết, phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không ổn định.
Bên cạnh đó, trứng bắc thảo giải độc rượu rất tốt, giúp bài tiết chất cồn nhanh chóng, giúp người say giảm được các triệu chứng như đau đầu, mặt đỏ, bảo vệ màng dạ dày khỏi tác hại của rượu.
Một công dụng khác cũng rất quan trọng của trứng cút bắc thảo là có tác dụng giảm nhiệt, làm mát cơ thể, rất tốt cho những người hay mắc chứng lở miệng, nổi mụn nhọt, nóng gan, giảm độc trong máu.
Ngoài ra, trứng bắc thảo còn giúp thuyên giảm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, sạch ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, bảo vệ mạch máu, tăng cường trí thông minh và bảo vệ đại não.
Một số người chưa quen có thể thắc mắc trứng cút bắc thảo ăn như thế nào, có cần chế biến không. Có thể nhận thấy trứng cút bắc thảo được ủ và lên men nên có thể xem như đã chín, có thể dùng được ngay mà không cần luộc hay chế biến. Trứng cút bắc thảo thường được dùng như một món khai vị, nhất là dùng chung với củ kiệu và tôm khô giúp các loại thực phẩm này dậy mùi và tăng khẩu vị.
Ngoài ra, trứng cút bách thảo còn được dùng với cháo trắng, cơm và các món súp. Một số người thích luộc hoặc hấp trứng bách thảo nhằm tạo độ nóng và giúp trứng cứng hơn, giảm mùi hăng khi sử dụng.
Trứng bách thảo rất mềm, vì vậy để cắt trứng giữ được nguyên vẹn, không bị nát, sau khi lột bỏ vỏ thì dùng chỉ cuộn quanh trứng theo chiều dọc để chia trứng thành từng miếng nguyên vẹn.
Lưu ý khi sử dụng trứng cút bắc thảo
Theo các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực, trứng bắc thảo có vị hơi đắng, sáp, ngọt, mặn và tính hàn có tác dụng đối với sức khỏe tuy nhiên do ngâm ủ một thời gian dài, trứng bách thảo cũng bị biến chất, sinh tố bị giảm nhiều vì vậy chỉ nên dùng ăn khai vị, không nên ăn thường xuyên số lượng lớn, nên ăn khoảng 2 trứng mỗi tuần.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em có đường ruột yếu nên hạn chế ăn trứng cút bách thảo vì ảnh hưởng đến hấp thu, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Khi mua trứng bách thảo cần chọn những trứng còn nguyên lớp vỏ ủ bên ngoài để đảm bảo chất lượng cũng như bảo quản được lâu.
Cách làm trứng cút bắc thảo tại nhà
Tuy quá trình làm trứng bách thảo trải qua nhiều giai đoạn phức tạp nhưng vẫn có thể làm trứng bách thảo tại nhà nhằm đảm bảo chất lượng cũng như bảo quản được lâu. Các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết khi làm trứng cút bắc thảo là trứng cút, bồ kết trái, chất diêm sinh, bột quế, đinh hương, trấu, phèn chua, trà không ướp hương, lá trắc bách diệp, chày, cối, hũ sành…
Cần kiểm tra trứng cút tươi bằng cách thả trứng vào thau dựng nước muối, nếu trứng chìm xuống đáy thau là trứng tốt, vớt trứng tốt ra rửa bằng nước sạch và lau khô. Pha phèn chua với nước, ngâm trứng cút trong 3 ngày.
Bồ kết trái nướng thành than rồi giã thành bột, sao vàng đinh hương rồi tán nhỏ, pha trà không ướp hương với nước sôi, giã nhỏ lá trắc bách diệp, đốt vỏ trấu khô thành tro, trộn các loại này với nhau thành một loại bùn nhão màu đen. Lấy hỗn hợp này phết lên trứng cút đã ngâm với nước phèn chua trước đó rồi lăn trứng qua lớp trấu khô mỏng để hỗn hợp chất lỏng đen này bao bọc kín quả trứng. Có thể lấy lá trắc bách diệp bọc từng quả trứng để các quả trứng không bị dính vào nhau rồi xếp vào hủ sành theo hướng đầu nhọn quả trứng xuống dưới, đậy kín nắp và chôn xuống đất trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn. Sau ba tháng, đào hủ sành lên, lúc này trấu và hỗn hợp đen bao quanh quả trứng đã khô lại, trứng có thể sử dụng được ngay./.