Công dụng của trái bình bát dây

2023-07-09 Nguyễn Trần Hoàng Uyển

1.Mô tả

Bình bát có 2 loại là cây bình bát dây và bình bát thân gỗ. Cả hai loại vừa có thể ăn vừa là một loại thuốc quý trong Đông Y. Bình bát dây còn có tên gọi khác là Mảnh Bát, Bát Bát, dưa dại...là loài cây thân leo, thân mảnh và rất dài. Dây bình bát dễ sống, ra hoa kết quả suốt bốn mùa trong năm.

Trái bình bát có màu xanh, khi chín có màu đỏ rất đẹp, bên trong có nhiều thịt chứa nhiều hạt có vị ngọt thanh, thơm nhẹ.

2. Trái bình bát dây có ăn được không

Nhiều người nghĩ cây bình bát dây là loại cây dại, quả chín có màu đỏ rực rỡ nên e ngại không dám ăn.

Trái bình bát xanh có vị đắng, chát, chua. Trái bình bát chín mềm rất đẹp, da mịn màng có vị ngọt, chua. Thực tế đã chứng minh, loại quả này không hề độc nên các bạn hãy yên tâm, khi ăn có thể nuốt hoặc nhả hạt tùy thích.

bình bát dây có ăn được không" title="2. Trái bình bát dây có ăn được không" src="https://storage.googleapis.com/ifarmer-vn/3672a9a5911840ee9c8112d0c3f7813a/2-trai-binh-bat-day-co-an-duoc-khong1600273048872.jpg" width="640" height="538" layout="responsive"/>

3.Tác dụng của trái bình bát dây

Quả là một loại cây đặc biệt, khi tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để chữa trị bệnh từ rễ, lá, thân đến quả:

3.1. Chữa loét miệng và lưỡi

2 bài thuốc chữa trị lở miệng, loét lưỡi cực kỳ đơn giản nhưng khá hiệu quả:

  • Bài thứ nhất: Hái trái bình bát xanh, nhai sống. Tuy có vị chua chua chát chát kèm đắng hơi khó nhai nhưng có công dụng cực tốt.
  • Bài thứ 2: Nếu không chịu được vị đắng, chát của trái bình bát xanh bạn có thể dùng cách dưới đây, tuy nhiên hiệu quả sẽ chậm hơn bài thứ nhất:

Lấy trái bình bát phơi nơi khô ráo, sạch sẽ. Phơi vài nắng cho trái khô giòn thì đun với nước uống hàng ngày y như uống trà vậy.

3.2. Chữa trúng độc

Cách chữa trúng độc với bài thuốc cũng khá đơn giản, dễ làm không cầu kỳ:

  • Bài thứ nhất: lấy trái bát tươi và rễ rửa thật sạch sau đó giã nát và vắt lấy nước uống.
  • Bài thứ hai: Đun 200ml nước với khoảng 50 gam trái bình bát khô. Canh đến khi nước cạn chỉ còn lại khoảng 50ml thì tắt bếp. Để nguội và lưu ý dùng hết 1 lần trong ngày.

4. Những lưu ý khi dùng bình bát dây

  • Không nên sử dụng bình bát vào buổi chiều hoặc tối.
  • Bình bát dây có tính mát nên những ai hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, đau bụng cần hạn chế sử dụng.
  • Ngoài bình bát dây thì còn có một loại khác nữa là bình bát thân gỗ với công dụng chủ yếu là điều trị lao phổi, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn nhé.
  • Khi sử dụng trái bình bát để chữa bệnh lâu dài, cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Vì họ là những người có chuyên môn nên sẽ tư vấn cách dùng cho phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người.
  • Khi điều trị bệnh bằng bình bát dây sẽ thì mức độ hiệu quả cũng như thời gian sử dụng cần thiết đối với từng người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Bài viết công dụng của trái bình bát dây mà Ifarmer chia sẻ qua bài viết này hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về loại cây hữu ích này. Càng ngày người ta càng tìm về xu hướng chữa trị bệnh theo cây lá thiên nhiên. Vì vậy, đừng ngần ngại tham khảo và sử dụng bình bát dây nếu cảm thấy phù hợp.

Khi nào cần mua trái bình bát dây, xin đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và liên lạc ngay với chúng tôi nhé!

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH