Có thể dùng những cây thuốc nào để chữa bệnh lao phổi?

2023-07-09 Trần Như Quỳnh

1. Cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi còn có tên gọi khác là cây bọ mắm. Tên gọi của loài cây này xuất xứ từ chính công dụng của nó. Trước đây người ta thường sử dụng loại cây này để bảo quản nước mắm, ngăn giòi bọ xâm nhập vào bên trong thùng mắm.

Loài cây này có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bán đảo Đông Dương. Cây thuốc dòi mọc dại quanh năm, nhưng thời gian phát triển mạnh nhất kéo dài trong khoảng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Đây là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm. Ở nước ta, loài cây này có phạm vi phân bố rộng khắp, từ đồng bằng đến miền núi đều có thể dễ dàng tìm thấy vị thuốc này.

Cây thuốc dòi thuộc loài thân cỏ, mọc sát nền đất. Cây có nhiều nhánh, lá và thân phủ nhiều lông. Lá cây thon dài, có màu tím giống rau răm, mọc so le với nhau. Cây thuốc dòi ra hoa quanh năm, hoa nhỏ, nở thành từng chùm ở nách lá. Quả của cây có hình thon nhọn, có khía dọc, chia thành múi.

Cây thuốc dòi rất đa dụng, hầu hết các bộ phận của cây, từ thân, lá, rễ, hoa, nhựa cây… đều có thể được sử dụng để làm thuốc hoặc dược liệu.

Theo y học cổ truyền, cây thuốc dòi có vị ngọt, hơi nhạt, tính mát, nên có tác dụng tiêu viêm tiêu đờm, điều trị các chứng ho lâu ngày, ho mãn tính, ho do nhiễm khuẩn lao và các bệnh về đường hô hấp khác.

Với người lao phổi, nên sử dụng kết hợp cả lá, hoa và thân của cây thuốc dòi để điều trị bệnh. Sau khi rửa sạch, giã nhuyễn hoặc nghiền nát các bộ phận của cây với 1 ít muối thì lọc lấy phần nước cốt rồi uống 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Cây bình bát

Cây bình bát có rất nhiều tên vì mỗi vùng miền lại có một cách gọi khác nhau như: nê, na xiêm, na vàng, na dại…

Bình bát còn có tên khoa học là Annona reticulata, thuộc họ na (mãng cầu). Loài cây này có nguồn gốc từ những khu vực nhiệt đới của châu Mỹ. Ở Việt Nam, có thể bắt gặp cây bình bát ở vùng nước lợ và nước phèn ở Tây Nam Bộ và một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Cây bình bát là cây thân gỗ. Thân cây cao từ 2-5 m, thậm chí có cây cao đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu. Hoa bình bát màu vàng, có nhiều cánh.

Cây bình bát thường được biết đến nhiều như một loại cây ăn trái. Trái bình bát có thể pha pha thành nước uống giải nhiệt vào mùa hè. Ngoài ra, loài cây này còn được xem là một trong những vị thuốc quý dùng để chữa bệnh.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chiết xuất từ lá và vỏ cây bình bát giúp tiêu viêm, sát khuẩn, ức chế nấm vô cùng hiệu quả. Phần hạt, vỏ, rễ trong quả chứa độc tố tiêu diệt tế bào ung thư phổi.

Còn trong đông y, từ thời xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc với cây bình bát để chữa lao phổi và các bệnh liên quan tới phổi. Người ta sử dụng cây bình bát để chữa lao phổi trong hầu hết các trường hợp như: lao kháng thuốc, tái bệnh, hoặc hạn chế, giảm thiểu các triệu chứng của lao như ho ra máu, ho ra đờm, đau nhức vùng phổi…

Sử dụng các bộ phận thân, lá, quả khô của cây bình bát để sắc lấy nước, uống đều đặn hàng ngày sau bữa ăn sẽ giúp chữa bệnh phổi rất hiệu quả. Ngoài ra, nước nấu từ cây này cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh lao phổi cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là thông tin về hai loại cây thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh lao phổi. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích về y học và dược liệu thiên nhiên.

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH