Cây lựu là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Nhiều người muốn tự trồng cây lựu để ăn nhưng cây lựu tự trồng lại thường bị chết yểu hoặc không kết trái. Cùng Ifarmer tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây lựu sai trái qua bài viết này.
Sản phẩm Liên Quan
Quả Lựu
Cây lựu không khó trồng nhưng nếu trồng không đúng cách thì cây sẽ không có quả (Ảnh: chohoaviet)
Kỹ thuật trồng cây lựu
Chọn giống
Cây lựu có thể trồng bằng hạt, cũng có thể trồng bằng cách chiết nhánh. Ifarmer khuyến khích các bạn chiết nhánh để trồng lựu, vì lựu trồng bằng hạt sẽ lâu lớn, khó hết trái và dễ bị chết. Nên chiết cành để trồng vào mùa mưa, chọn cành con khỏe mạnh, không sâu bệnh, lá phát triển đều, mắt có mầm non.
Thời vụ trồng
Cây lựu có thể trồng ở bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, những khu vực có nắng hạn kéo dài nên hạn chế trồng lựu trong mùa nắng nóng, vì nắng nóng kéo dài có thể khiến lựu dễ bị chết dù được tưới nước thường xuyên.
Đất trồng
Chọn đất tơi xốp, tầng mặt dày để trồng lựu. Cây lựu có thể trồng trên mặt đất hoặc trồng trong chậu/ bồn. Chỉ cần vị trí trồng (hoặc đặt bồn/ chậu) đầy đủ ánh sáng và thoát nước tốt.
Cây lựu có thể trồng ở trên đất vườn hoặc trồng trong chậu (Ảnh: cuahanghatgiong)
Làm đất trồng và đào hố trồng
Làm cỏ và xới đất lên cho tơi xốp. Trộn phân hoai mục và phân bón vi lượng vào đất. Đào hố khoảng 25cm để trồng cành lựu đã chiết. Sau khi trồng cành lựu xuống, vun đất cho cành lựu và ủ rơm rạ lên quanh gốc cành lựu đã trồng. Tưới nước vừa đủ ẩm đất cho cành lựu vừa trồng.
Kỹ thuật chăm sóc cây lựu
Tưới nước
Thời gian đầu vừa trồng, tưới nước một ngày 2 lần sáng tối. Sau khi cành lựu đã mọc rễ và bám vào đất thì có thể tưới 1 ngày 1 lần. Khi cây lựu đã phát triển khỏe mạnh, 2 - 3 ngày tưới 1 lần là được.
Bón phân
Có thể bón phân hoai mục, phân NPK và phân vi lượng. 2 tháng bón 1 lần là đủ.
Tỉa cành
Khi cây lựu được khoảng 2 tháng, tiến hành tỉa các cành nhỏ, yếu để cây tập trung dinh dưỡng phát triển thân cây chính.
Làm cỏ và xới đất
Nếu thấy cỏ mọc, chỉ cần nhổ cỏ và xới đất quanh gốc lên cho tơi xốp. Có thể dùng cành cây, rơm rạ để ủ quanh gốc cây để giữ ẩm cho gốc cây.
Phòng bệnh cho cây lựu
Nếu thấy cây lựu bị tấn công, có thể dùng thuốc trừ sâu để loại trừ sâu bệnh. Nếu phun thuốc trừ sâu, cần phun vào sáng sớm và không phun vào gốc cây.
Thu hoạch
Khi lựu có vỏ màu hồng, tức là lựu đã chín (Ảnh: afamily)
Lựu chín có màu hồng. Khi lựu chính, dùng kéo hoặc dao để cắt cả cuống. Không để lựu chín trên cây, vì mưa nắng thất thường có thể khiến quả lựu bị nứt.
Một số câu hỏi liên quan đến cây lựu
Có bao nhiêu giống lựu?
ở Việt Nam có 3 giống lựu chính: lựu trắng, lựu đỏ và lựu bông.
Lựu ra hoa mùa nào?
Cây lựu sẽ ra hoa vào mùa thu.
Lựu thu hoạch tháng mấy?
Với điều kiện khí hậu của nước ta, lựu thường được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Lựu Việt Nam trồng ở đâu?
Cây lựu được trồng ở khắp mọi nơi ở Việt Nam. Nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên nói chung (đặc biệt là Lâm Đồng).
Mùa lựu chín vào tháng mấy?
Lựu thường chín trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tùy điều kiện khí hậu và loại lựu.
Tại sao cây lựu ra hoa mà không đậu trái?
Nguyên nhân là do chế độ phân bón. Nếu sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm và lân cao hơn kali thì sẽ dẫn đến tình trạng cây lựu cũng có hoa, nhưng không giữ được hoa, hoặc có hoa nhưng vừa tượng trái thì trái đã rụng.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách trồng và chăm sóc cây lựu sai trái một cách đơn giản nhưng cực kỳ đầy đủ. Chúc bạn trồng lựu thành công và cây kết nhiều trái ngon!