Nhiều người cho rằng khoai môn sáp vàng rất dễ trồng, quan điểm này không sai. Tuy nhiên, nếu trồng khoai môn sáp vàng một cách tùy tiện và không tuân thủ đúng kỹ thuật trồng trọt thì năng suất và chất lượng của khoai môn sáp vàng sẽ rất thấp. Bài viết này giới thiệu cho các bạn cách trồng khoai môn sáp vàng đơn giản nhưng vẫn cho năng suất cao.
Sản phẩm Liên Quan
Khoai Môn
Mứt Khoai Môn Dẻo
Khoai môn sáp vàng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao (Ảnh: thanhnien)
Chuẩn bị giống khoai môn sáp vàng
Lựa chọn những củ khoai môn sáp vàng to, mập, có lớp vỏ bên ngoài nhiều lông, không bị thối, không bị sâu và cũng không bị sứt mẻ để làm giống. Ngoài các yêu cầu trên, nên lựa chọn những củ khoai môn có trọng lượng trung bình từ 20 - 30 gram để nhân giống nhằm đảm bảo tỷ lệ sống của khoai giống. Đem củ khoai môn sáp vàng giâm ở trong cát ẩm, nơi có ánh sáng yếu, đợi cho củ khoai môn sáp vàng mọc mầm là có thể đem đi trồng.
Mách nhỏ: Nên tìm mua giống khoai môn sáp vàng ở các trang trại trồng khoai môn sáp vàng với diện tích lớn. Như vậy, khả năng mua được củ khoai môn giống đạt chất lượng cao sẽ cao hơn.
Thời vụ trồng
Khoai môn sáp vàng là loại cây chịu được đa dạng các điều kiện thời tiết khác nhau, do đó bạn có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để thu được năng suất cao nhất, nên trồng vào vụ Đông Xuân (từ tháng 11 năm này đến tháng 12 năm sau).
Chuẩn bị đất trồng khoai môn sáp vàng
Đất trồng khoai môn sáp vàng phải đảm bảo độ tơi xốp mới có thể đạt năng suất cao (Ảnh: chopp)
Khoai môn sáp vàng là loại cây có bộ rễ ăn nông, do đó đất trồng khoai môn sáp vàng cần phải được làm kỹ càng để có thể đảm bảo độ tơi xốp của đất. Ngoài ra, đất trồng khoai phải chứa càng nhiều mùn càng tốt và phải cày đất thật sâu. Trước khi trồng, phơi ải đất ít nhất 15 - 20 ngày, sau đó tiến hành bừa đất thật kỹ, đối với ruộng nước thì phải làm đất nhuyễn, rồi bón phân đều trong đất, cuối cùng tiến hành lên luống. Quy cách lên luống như sau: đối với luống đôi là 1,2 - 1,4m, đối với luống đơn là 60cm, chiều cao luống là 50 - 60cm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai môn sáp vàng
Trồng khoai môn sáp vàng
Trồng củ khoai môn sáp vàng trên mặt luống, khoảng cách giữa các củ là 30 - 40cm, khoảng cách giữa các hàng là 60cm. Đào hố hoặc rạch hàng với độ sâu khoảng 3 - 4cm để trồng khoai môn sáp vàng. Sau khi cho khoai môn sáp vàng xuống hố/ rãnh thì lấp đất lên rồi phủ một lớp rơm rạ mỏng lên bề mặt đất để giữ độ ẩm cho khoai môn sáp vàng phát triển nhanh, khỏe mạnh. Cuối cùng, tưới một lượng nước vừa đủ cấp ẩm lên mặt luống.
Chăm sóc khoai môn sáp vàng
Chăm sóc khoai môn sáp vàng chú trọng nhất là bón phân, vun xới và làm cỏ (Ảnh: khuyennong)
Dùng ha để tính toán, tổng lượng phân bón cần sử dụng cho một lần bón với diện tích 1ha là: 60kg đạm ure, 60kg super lân, 1 tấn vôi trắng, khoảng 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục và 80kg kali.
Một vòng đời của khoai môn sáp vàng có 1 lần bón lót và 3 lần bón thúc, cụ thể:
- Trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng, toàn bộ vôi bột và ⅔ lượng super lân.
- Bón thúc lần 1 (khi cây ra khoảng 2 - 3 lá): ⅓ lượng kali và ½ lượng đạm ure.
- Bón thúc lần 2 (sau khi trồng khoảng 60 - 70 ngày): ½ lượng đạm ure + ⅓ lượng super lân + ⅓ lượng kali
- Bón thúc lần 3 (sau khi trồng khoảng 150 ngày): bón hết lượng kali còn lại.
Cách bón phân như sau:
- Đối với bón lót: bón trong quá trình làm đất
- Đối với bón thúc: sau khi làm cỏ thì rải phân xung quanh gốc rồi vun đất.
Thu hoạch khoai môn sáp vàng
Sau khi trồng khoảng 6 tháng là khoai môn sáp vàng có thể thu hoạch. Ở thời điểm này, lá cây bắt đầu héo rũ và tàn lụi dần.
Có nhiều mô hình trồng khoai môn sáp vàng khác nhau. Trên đây là cách trồng khoai môn sáp vàng cho lãi cao và có thể áp dụng với tất cả các mô hình trồng khoai môn sáp vàng hiện có (không hạn chế diện tích lớn hay nhỏ). Chúc bạn trồng khoai môn sáp vàng thành công và đạt năng suất cao.