Mừng gừng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam ta và không thể thiếu trong mâm bánh mứt ngày tết. Chỉ ngót nghét 70 ngày nữa là Tết Nguyên Đán lại đến rồi, hãy cùng Ifarmer vào bếp học ngay cách làm mứt gừng nguyên củ để có những ngày xuân sum vầy thêm trọn vẹn nhé!
Sản phẩm Liên Quan
Gừng
1. Nguyên liệu
Gừng nguyên củ
Đường kính trắng
Muối tinh
Vani
Muối tinh
Dụng cụ khác: đũa, chảo đế dày, nồi.
2. Thực hiện
2.1. Làm sạch gừng
Cạo bỏ lớp đất bám xung quanh gừng và ngâm trong nước khoảng 20 phút.
Rửa sạch gừng và cạo hết lớp vỏ ngoài.
Pha nước muối loãng và cho gừng đã cạo vỏ vào ngâm để khử bớt vị hăng, cay của gừng. Sau đó vớt ra để gừng khô ráo hẳn.
2.2. Ngâm gừng
Làm mứt gừng nguyên củ khá tiện vì không cần mất thời gian cắt lát, gừng nguyên củ sẽ đậm vị và ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cần ngâm gừng vào nước vôi trong khoảng 10 phút để củ gừng cứng và giòn hơn giúp mứt không bị nát vụn.
2.3. Rửa sạch và ướp đường
Sau khi ngâm gừng cùng với nước vôi trong, cần vớt gừng ra và rửa đi rửa lại bằng nước sạch và để gừng ráo nước.
Ướp gừng cùng với đường theo tỉ lệ tùy ý: nếu là tín đồ ăn cay cần ướp theo tỉ lệ 1:2 tức là 0,5kg đường và 1kg gừng. Còn nếu muốn ăn ngọt hơn để át đi vị cay nồng của gừng thì hãy cho thêm đường vào, nhưng lưu ý cho lượng đường vừa phải để không mất đi mùi vị mứt gừng.
Thời gian ướp đường và gừng lý tưởng là 7-8 tiếng để đường tan và hòa quyện vào từng lát gừng để mứt ngọt đều và ngon hơn.
2.4. Sên mứt
Chọn chảo đế dày bắc lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho hỗn hợp đường và gừng đã ướp lên.
Trong 10 phút đầu tiên khi hỗn hợp vẫn còn nhiều nước nên để lửa vừa.
Khi đường cạn dần, hạ lửa nhỏ và đảo liên tục mứt không bị cháy ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị.
Tiếp theo, cho thêm một ống vani vào chảo gừng rồi đảo đều tay để mứt gừng có hương vị thanh nhẹ.
Sên mứt gừng cho đến khi đường kết tinh lại và bám trắng củ gừng. Lúc này, chú ý để lửa nhỏ nhất có thể để củ gừng được khô và tách rời nhau, sên khoảng 15-20 phút thì có thể tắt bếp.
2.5. Hong khô mứt
Sau khi sên xong, nên để mứt nguội và hong khô.
Cho vào túi hay lọ thuỷ tinh bảo quản để mứt được giòn và ngon hơn.
Việc cuối cùng là bảo quản nơi khô ráo và thưởng thức dần.
3. Lưu ý khi làm mứt gừng nguyên củ
Để có món mứt ngon như mong muốn cần lưu ý những điểm sau:
Nên chọn những củ gừng bánh tẻ, gừng vừa tới để gừng không bị xơ.
Không nên chọn gừng quá non sẽ làm mứt gừng không có vị cay nồng đặc trưng.
Sau khi ngâm gừng với nước vôi trong, cần đảm bảo đã loại bỏ hết cặn vôi để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và món mứt gừng không bị hôi.
Những ngày tết cả nhà cùng quây quần bên mâm trà nóng và nhâm nhi món mứt gừng thì ấm áp còn gì bằng, phải không nào? Hãy học cách làm mứt gừng nguyên củ ngay từ hôm nay để nhâm nhi ngày tết nhé.