Tìm hiểu về nghề đánh bắt cá biển
Đánh bắt cá xa bờ (Ảnh: youtube)
Sản phẩm Liên Quan
Cá Cờ Gòn
Cá Cờ Lá
Cá Cờ Xanh
Cá Thu Chấm
Cá Thu Ngàng
Cá Thu Vạch
Cá Thu Nhật
Nghề đánh bắt cá biển ở nước ta được hình thành từ rất sớm. Lực lượng tham gia ngành này khá đông đảo, khoảng hơn 4 triệu lao động tham gia vào ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, phủ rộng trên 28 tỉnh thành ven biển trên cả nước. Nguồn hải sản rất phong phú với hơn 1,7 triệu tấn mỗi năm, bờ biển có chiều dài hơn 3.260 km cùng hơn 1 triệu km² vùng biển đặc quyền kinh tế, nên ngành đánh bắt cá biển là một ngành mũi nhọn rất được chú trọng. Thời đại kỹ thuật phát triển góp phần không nhỏ vào việc hiện đại hóa ngành đánh bắt cá biển truyền thống. Đánh bắt cá có thể xa bờ hoặc gần bờ. Đối với những tàu cá lớn, đầu tư về phương tiện kỹ thuật có thể đánh bắt xa bờ. Rủi ro cao hơn so với đánh bắt gần bờ, tuy nhiên hiệu quả kinh tế cũng lớn hơn nhiều. Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ, những tàu cá có chiều dài khác nhau được cấp phép hoạt động ở những vùng nhất định (phải đánh bắt xa bờ, ven bờ hay vùng lộng) để dễ dàng quản lý và tránh khai thác chồng chéo lên nhau.
Tùy theo thời tiết tốt hay xấu, lượng cá bắt được nhiều hay ít mà một chuyến tàu ra khơi có thể bám biển từ vài ngày cho tới vài tháng. Vì vậy, để chuẩn bị cho những chuyến tàu biển an toàn, trước khi ra khơi cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Kiểm tra, đảm bảo tàu cá và các phương tiện kĩ thuật hoạt động tốt, không bị hỏng hóc. Nếu có dấu hiệu bị hao mòn, bộ phận đó cần được thay mới ngay. Trang bị những kiến thức thường thức để giải quyết các sự cố có thể gặp phải. Sắp xếp gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, và trang bị phòng hộ trên thuyền. Tất cả mọi thuyền viên đều phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và một sức khỏe tốt để ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Thuốc là một vật dụng không thể thiếu trong những chuyến ra khơi, đặc biệt là những chuyến dài ngày. Trước khi nhổ neo, chủ tàu cần khai báo với trạm kiểm sát biên phòng về tần số liên lạc, số thuyền viên và ngư trường hoạt động phòng những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra để được cứu hộ kịp thời hoặc có phương án chỉ dẫn tránh trú an toàn.
Việc theo dõi thời tiết trước và trong quá trình đánh bắt là một việc làm quan trọng và bắt buộc để giảm bớt nguy cơ gặp bão và tránh trú cho các thuyền viên.
Tìm hiểu về nghề câu cá biển
Câu cá biển - nghề chơi ăn thiệt (Ảnh: baothuathienhue.vn)
Nghề câu cá biển trong những năm gần đây rất phát triển vì tính đơn giản, không rủi ro nhiều. Chỉ cần khoảng 1 triệu đồng để trang bị thức ăn, nước uống, mồi câu và các trang thiết bị cần thiết khác. Câu cá biển không cần phải có thuyền, chỉ cần một chiếc ghe nhỏ, có máy định vị để dò cá, mồi câu (thường là cá bạc má, hoặc cá rựa, cá nhồng tươi), dụng cụ câu gồm lưỡi câu và dây cước. Thường câu cá biển để đánh bắt cá thu, cá mú, cá gáy, cá bóp,...Tuy chi phí thấp, nhưng lại rất hiệu quả. Nghề câu cá biển thường câu và bán luôn trong ngày, nên rất được các thương lái ưa chuộng vì cá còn rất tươi. Tuy nhiên, nghề này có tính chất may rủi rất nhiều, lại khá vất vả vì thường dành cả ngày để câu cá, mắt không rời phía cần câu.
Tìm hiểu về nghề bắt cá thu
Câu cá thu bằng mồi Jig (Ảnh: vuacauca.com)
Cá thu là loài cá rất phổ biến ở nước ta, nhất là vùng biển miền Trung có rất nhiều loài cá này, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho ngư dân ở đây. Thường cá thu tập trung nhiều từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Cá thu được đánh bắt đa dạng theo nhiều cách: gần bờ, xa bờ và câu cá thu.
Khách hàng rất ưa chuộng cá thu câu vì độ tươi ngon. Việc bắt cá thu cũng không quá phức tạp. Chỉ cần bạn có kinh nghiệm, định vị đúng chỗ cá thu tập trung nhiều, thì một ghe đầy ắp cá thu là một điều thường thấy. Dụng cụ câu (cần câu hoặc dây cước, móc câu) và mồi câu cá thu (những loài cá nhỏ như cá bạc má, cá rựa, mồi Jig,...) rất được chú trọng.
Các bạn cũng có thể trải nghiệm câu cá thu ở nhiều nơi như Côn Đảo, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phú Yên... khi tham quan những nơi này nhé!