Cá bống tượng
Cá bống tượng
Sản phẩm Liên Quan
Cá Bống Trứng
Cá Bống Tượng
Cá bống tượng là loại cá có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn nhất trong tất cả các loài cá bống nước ngọt. Ở Việt Nam, cá bống tượng chủ yếu được nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Thân cá có hình thoi tròn, màu da chủ yếu và đen xen kẽ nâu đỏ, đầu cá lớn hơn so với thân cá, mang cá phùng to và các vây xòe căng. Đặc điểm đặc trưng nhất của cá bống tượng là đuôi cá có hình chữ V màu đen.
Mỗi con cá bống tượng trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 50 gram - 100 gram. Đây là loài cá dữ, thức ăn gồm cua ốc và các loài cá nhỏ. Vì ưa môi trường tĩnh, chúng thường sống ở tầng đáy và hoạt động về đêm. Cá bống tượng săn mồi theo kiểu rình bắt mồi chứ không rượt đuổi con mồi.
Cá bống tượng có thịt dày, vị ngọt tự nhiên và dai ngon như thịt gà thả vườn.
Cá bống trứng
Cá bống trứng (Ảnh:baoapbac)
Nếu cá bống tượng là loại cá lớn nhất trong tất cả các loài cá bống nước ngọt, thì cá bống trứng lại ngược lại - là loài cá có kích thước bé nhất trong các loài cá bống nước ngọt. Mỗi con cá bống trứng chỉ nhỏ bằng phân nửa ngón tay. Đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất của cá bống trứng là nhỏ, bụng tròn và đầu to. Hàm dưới của cá bống trứng dài hơn hàm trên, hơi hướng ra trước. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng bụng mỗi con đều chứa bầu trứng căng tròn nên được gọi là cá bống trứng.
Cá bống trứng phân bố chủ yếu ở miền Tây, được đánh bắt nhiều vào mùa nước lớn, nhiều nhất là từ tháng tư đến tháng sáu hằng năm, bởi khoảng thời gian này là mùa sinh sản của cá. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật thân mềm và các loài giáp xác, mặc dù có khả năng chịu đựng điều kiện không gian thiếu oxi trong thời gian dài, chúng vẫn chủ yếu sinh sống ở tầng nước mặt.
Khi mùa nước lớn đổ về, người dân miền Tây thường ở hạ nguồn, ngồi trên ghe dùng rổ hớt cá. Cá bống trứng kho tiêu được xem là món ăn nổi tiếng nhất được chế biến từ cá bống trứng.
Cá bống rạ
Cá bống rạ (Ảnh: Wikipedia)
Cá bống rạ còn được biết đến với cái tên cá bống rạng. Loài cá bống này vừa có thể dùng để làm cá cảnh, vừa có thể sử dụng để chế biến món ăn. Ở Việt Nam, tháng ba là mùa của cá bống rạ. Cá bống rạ chủ yếu ưa thích sống ở các sông suối kênh rạch, có hang hốc kẽ đá cho dòng nước chảy qua. Đặc điểm này nhằm phục vụ cho nhu cầu săn mồi của chúng, khi các con mồi có kích thước nhỏ theo dòng nước chảy qua, chúng sẽ nhảy lên và vồ lấy.
Cá bống rạ có thân thuôn dài, khá cân đối, bụng không mập tròn như các loài bống khác. Loài bống rạ có đầu nhọn, vây xòe rộng, da màu vàng xám có đốm trắng, to bằng ngón tay của người trưởng thành, chiều dài dao động khoảng 10 cm - 15 cm. Thịt cá bống rạ rất chắc, phần bụng có nhiều xương nhỏ, thích hợp để nướng than, hoặc nấu canh lá rau mương non mọc nhiều bên bờ suối.
Cá bống mú
Cá bống mú (Ảnh: vuongquocloaivat)
Về lý thuyết, cá bống mú là một loài cá bống biển. Tuy nhiên, hiện nay, người dân các tỉnh miền Tây đã nuôi cá bống mú trong môi trường ao đất nước ngọt.
Cá bống mú có kích thước khá nặng, khoảng 300 gram đến 1 kilogam/ con. Vì có nguồn gốc xuất phát từ biển, cá bống mú có giá trị dinh dưỡng rất cao vì chứa nhiều khoáng chất.
Cá bống mú có hai loại là cá bống mú đen và cá bống mú đỏ, phân biệt và khác biệt cũng chỉ về màu sắc, vẩy bụng có màu trắng, thân thuôn dài, vây không xòe rộng như các loài cá bống khác.
Mặc dù có nguồn gốc là một loài cá biển, nhưng vì hiện nay được nuôi ở môi trường nước ngọt, nên người dân chúng ta vẫn gọi cá bống mú nuôi trong ao đất nước ngọt là cá nước ngọt.
So với các loài cá bống nước ngọt, thì cá bống nước lợ và nước mặn đa dạng hơn về chủng loại, nhưng lại không được ưa chuộng như các loài cá bống nước ngọt, vì thịt cá bống nước ngọt dai hơn, và có vị ngon ngọt tự nhiên. Cá bống nước ngọt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoại trừ người bị dị ứng, cá bống nước ngọt lành tính đến mức bất kỳ ai cũng không cần kiêng hoặc tránh ăn, kể cả các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc mắc bệnh mãn tính.