Hạt Mắc Ca Giá Sỉ

Liên Hệ

Muốn mua Hạt Mắc Ca giá sỉ? liên hệ ngay 091 832 7819 để nhận báo giá.

Các bài viết liên quan đến Hạt Mắc Ca

Hướng dẫn cách làm sữa hạt macca
2022-05-11 Nguyễn Thị Hậu
Macca từ lâu đã được biết đến là loại hạt có giá trị dinh dưỡng rất cao, có nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp của người dùng. Ngoài việc ăn trực tiếp hạt macca, để thay đổi khẩu vị bạn cũng có thể làm sữa hạt macca để thưởng thức, vừa ngon, lạ miệng và dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Bài viết hôm nay Ifarmer sẽ hướng dẫn những cách làm sữa hạt macca với những nguyên liệu khác để các bạn cùng tham khảo nhé.
Hạt macca ăn như thế nào?
2022-08-15 Nguyễn Thị Thu
Hạt macca là loại hạt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hạt macca chưa phổ biến trong người dân vì giá thành còn khá đắt. Cũng bởi vì thế mà nhiều người vẫn chưa biết hạt macca ăn như thế nào. Trong bài viết này, Ifarmer sẽ giải đáp một số thắc mắc thường trực liên quan đến hạt macca, đồng thời hướng dẫn cho các bạn cách ăn hạt macca đơn giản.
Bệnh tim mạch ăn hạt macca được không?
2023-04-03 Nguyễn Thị Thu
Khi bị bệnh tim mạch, rất nhiều người được khuyên là nên bổ sung chế độ ăn uống giàu các loại, đặc biệt là hạt macca. Vậy, bệnh tim mạch có ăn hạt macca được không và nếu được thì nên ăn như thế nào, cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh của Hạt Mắc Ca:

Mắc ca hay mác ca là tên gọi từ cách phiên âm trong tiếng Việt của chi thực vật có danh pháp khoa học Macadamia, gồm nhiều cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Đại Dương (Úc), thuộc họ Proteaceae. Các loài trong chi này là bản địa của đông bắc New South Wales và trung-đông nam Queensland. Cây này là một loại có trái thương mại. Ngôn ngữ của thổ dân bản địa Úc thường gọi cây này bằng các tên gọi như bauple, gyndl, jindilli,. Trước đây chi này có nhiều loài, nhưng kết quả nghiên cứu về gen và hình thái được công bố năm 2008 bởi Austin Mast và cộng sự đã tách chúng ra khỏi chi Macadamia, và chi này hiện còn 4 loài.

Danh sách loài

Các loài đã tách ra để thành lập chi riêng:

Sản xuất

Hạt cây là một loại thực phẩm có giá trị. Chỉ 3 trong số các loài là Macadamia integrifolia, Macadamia ternifolia, và Macadamia tetraphylla là có giá trị thương mại. Chỉ 2 trong 3 loài này (Macadamia integrifolia và Macadamia tetraphylla) có thể ăn sống được. Các loài còn lại trong chi này có độc tính và/hoặc không thể ăn hạt như M. whelanii và M. ternifolia; độc tính của chúng là do có mặt chất cyanogenic glycosides. Các loại glycoside này có thể được loại bỏ bằng cách ủ lâu, đây là phương pháp được người thổ dân Úc áp dụng cho các loài này.

Hai loài ăn được đã bị lai tạp, và M. tetraphylla bị đe doạ trong tự nhiên do lý do này. Hạt của nó được những người châu Âu ở nam Brisbane mô tả năm 1828 bởi nhà thám hiểm và thực vật học Allan Cunningham. Một trong những địa điểm có cây mắc ca hoang được tìm thấy đầu tiên là Mount Bauple gần Maryborough ở đông nam Queensland, Australia. Nhân của quả là một trong số ít thực phẩm được sản xuất và xuất khẩu số lượng lớn.

Các vườn cây mắcca thương mại đầu tiên được trồng vào đầu thập niên 1880 bở Rous Mill, 12 kilômét (7,5 mi) đông nam Lismore, New South Wales, là cây loài M. tetraphylla. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp cửa hàng nhỏ ở Úc vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mắcca đã được trồng rộng rãi thương mại ở Hawaii từ thập niên 1920. Hạt mắcca được nhập khẩu đầu tiên vào Hawaii năm 1882 bởi William H. Purvis. Một nhà quản lý trẻ của công ty Pacific Sugar Mill ở Kukuihaele trên Đảo Lớn, đã trồng hạt nó cùng năm tại Kapulena.

Mắc ca được sản xuất ở Hawaii đã trở nên nổi tiếng toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2006, sản lượng mắc ca bắt đầu giảm ở Hawaii do các nhà sản xuất khác có giá thấp hơn.

Ngoài Hawaii và Australia (35.200 tấn năm 2013), mắcca cũng được sản xuất thương mại ở Nam Phi (37.000 tấn - 2013), Brazil, California, Costa Rica, Israel, Kenya, Bolivia, New Zealand, Colombia, Guatemala và Malawi. Australia không còn là nhà sản xuất thương mại lớn trên thế giới - tổng sản lượng năm 2013 vào khoảng 135.000 tấn nhân hạt trên toàn cầu. Cho đến nay, việc trồng macadamia thương mại ở Florida đã không thành công, vì cho năng suất thấp. Tuy nhiên, macadamia là một loại cây trồng trước nhà phổ biến ở Florida và người ta đang cố gắng chọn lọc gống để nâng cao năng suất.

Giá trị dinh dưỡng

So sánh với các loại hạt quả ăn được phổ biến khác như hạnh nhân hay đào lộn hột, Mắc-ca chứa nhiều chất béo nhưng ít protein. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn. Nó cũng chứa 9% protein, 9% cacbohydrat và 2% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin và niacin.

Mắc-ca có độc tính đối với chó. Việc nuốt phải hạt mắc ca có thể gây nhiễm độc mắc ca (macadamia toxicosis), được đánh dấu bằng các biểu hiện như suy yếu và tê liệt các chân sau tới mức không đứng vững, xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi nuốt phải. Phụ thuộc vào số lượng nuốt vào và kích thước con chó, các triệu chứng có thể bao gồm run rẩy cơ, tổn thương khớp và tổn thương bụng nghiêm trọng. Với liều độc cao, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể là cần thiết để giảm đau cho tới khi các tác động độc hại giảm đi. Sự phục hồi hoàn toàn thường diễn ra trong vòng 24-48 giờ.

Phân bố

Cây này được nhân rộng tại một số vùng tại Trung Quốc, Thái Lan... Quả mắc ca hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, do đó nhu yếu về sản vật này ngày một cao.[cần dẫn nguồn]

Năm 1881 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii, lúc đó chúng được sử dụng như một cây trồng chắn gió và để chống thoái hóa đất. Năm 1948, Trạm nghiên cứu nông nghiệp Hawaii đã đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực giống và đã tạo ra các dòng có nhiều triển vọng làm tiền đề cho công nghiệp mắc ca hiện đại ở Hawaii như ngày nay.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm cuối thế kỉ XX [cần dẫn nguồn]. Cây mắc ca được cho là thích hợp với Tây Nguyên và Tây Bắc bộ của Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Trong chiến lược phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trong tương lai cây Mắc-ca sẽ là một trong những loài được quan tâm[cần dẫn nguồn].

Giáo sư Hoàng Hòe tư vấn trực tiếp cho bà con nông dân tại vườn cà phê trồng xen mắc ca 7 năm tuổi của gia đình anh Nguyễn Hữu Việt tại thôn Phúc Thọ 2, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà (vào đầu năm 2017 Thương Hiệu Mắc Ca Viet's Nuts của Anh Nguyễn Hữu Việt đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con).

Lâm Hà được đánh giá là địa bàn có điều kiện tự nhiên và khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, độ dốc… phù hợp với cây mắc ca. Hiện tại, ở Lâm Hà có 10/14 xã trồng mắc ca với diện tích 152 ha, đang cho thu hoạch khoảng 57,4 ha. Theo kế hoạch triển khai trồng mắc ca ở Lâm Hà, năm 2016 trồng mới 201 ha, cho thu hoạch 40 ha; năm 2017 trồng 396 ha thu 195 ha; năm 2018 trồng mới 669 ha, thu 300 ha… và đến năm 2030 dự tính trồng 4.700 ha, thu hoạch 3.000 ha… Đây là cây trồng hoàn toàn mới, nên công tác quản lý giống và triển khai trồng thời gian qua còn có những khó khăn nhất định. Đặc biệt, ở xã Tân Hà và Liên Hà có nhiều cây không cho quả, hoặc cho quả mà không có hạt. Trong đó, Liên Hà có tổng diện tích trồng mắc ca khoảng 20 ha từ 5-6 năm tuổi, nhưng một nửa diện tích là cây không cho quả, hoặc cho quả không có hạt. Ông Bùi Tấn Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà cho biết: Do tìm hiểu về cây mắc ca chưa kỹ nên nguồn giống không được bảo đảm, dẫn đến vườn trồng mắc ca cho chất lượng không đồng đều… Tại xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông) hiện có hơn 100 hộ trồng mắc ca, trong đó diện tích trồng xen cà phê khoảng 4 – 5 ha chục ha từ 5 – 6 năm nay. Hiện, mỗi cây cho bói khoảng 2 – 3 kg, nhưng cũng có tình trạng có cây ra trái, có cây không.

Mới đây, Hội thảo đầu bờ “kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca vùng Tây Nguyên” được tổ chức tại Tân Hà. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định: Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ mới của trí tuệ, sức mạnh hợp lực. Lâm Đồng là thủ phủ mắc ca của cả nước và Lâm Hà là địa phương chủ lực của Lâm Đồng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cả trên mặt trận mắc ca. Nhưng Lâm Hà mất hơi nhiều vì chủ quan, mua phải giống dởm, giờ phải khắc phục. Làm thế nào để tất cả người dân biết được địa chỉ tin cậy để mua giống, sau đó là kỹ thuật. Đây là cây lý tưởng để làm giàu.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH