Hình ảnh của Quả Táo Tây:
Bài này nói về một loại trái cây. Về loài thực vật theo tên khoa học, xem Malus domestica.
Táo tây, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme) là một loại trái cây từ cây táo tây Malus domestica. Cây táo có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó - loài táo dại Tân Cương - vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Táo đã được trồng từ hàng ngàn năm ở châu Á và châu Âu, được thực dân châu Âu đưa đến Bắc Mỹ. Táo có ý nghĩa tôn giáo và thần thoại trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa ở Bắc Âu, Hy Lạp và Kitô giáo tại châu Âu.
Cây táo sẽ rất lớn nếu được trồng từ hạt giống, nhưng sẽ nhỏ hơn nếu được trồng theo phương pháp ghép lên rễ (gốc ghép). Hiện có hơn 7500 giống táo, dẫn đến một loạt các đặc tính mong muốn. Giống khác nhau được phối giống cho thị hiếu khác nhau và sử dụng khác nhau, bao gồm nấu ăn, sản xuất nguyên liệu nấu ăn và làm rượu táo. Táo thường được nhân giống bằng phương pháp ghép, mặc dù táo hoang dã vẫn mọc dễ dàng từ hạt giống. Cây táo và quả táo dễ bị nhiễm một số loại nấm, vi khuẩn và các vấn đề sâu bệnh, và có thể điều chỉnh bằng một số hóa chất hữu cơ và vô cơ. Trong năm 2010, hệ gen của cây táo đã được giải mã như là một phần của nghiên cứu về kiểm soát dịch bệnh và nhân giống chọn lọc trong sản xuất táo.
Tổng cộng khoảng chừng 69 triệu tấn táo được trồng khắp nơi trên thế giới vào năm 2010, trong đó Trung Quốc sản xuất khoảng gần phân nửa con số này. Đứng hạng nhì là Hoa Kỳ, chiếm khoảng 6%, tiếp theo đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ấn Độ và Ba Lan.
Táo thường được ăn sống, nhưng cũng có thể được chế biến thành nhiều thực phẩm khác (đặc biệt là các món tráng miệng) và thức uống. Nhiều hiệu ứng sức khỏe có lợi được cho là kết quả từ việc ăn táo. Tuy nhiên, có hai hình thức của bệnh dị ứng được cho là vì hai loại protein khác nhau được tìm thấy trong táo.
Sản xuất
Các nước khác mà cũng sản xuất khá nhiều là Nga, Ukraine, Argentina, Đức và Nhật Bản.