Quả Dâu Tây Giá Sỉ

Liên Hệ

Muốn mua Quả Dâu Tây giá sỉ? liên hệ ngay 091 832 7819 để nhận báo giá.

Hình ảnh của Quả Dâu Tây:

Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788.

Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng.

Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây.

Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoit cần thiết cho cơ thể.

Hình|

Quả dâu tây là một loại quả giả; nghĩa là phần cùi thịt không phải bắt nguồn từ các bầu nhụy (là các "hạt" mà người thông thường nhìn thấy, trên thực tế chúng là một dạng quả bế) mà từ cái móc ở đáy của hypanthium để giữ các bầu nhụy. Từ quan điểm của thực vật học, các hạt là quả thật sự của thực vật, và phần cùi thịt mọng nước của dâu tây là các mô đế hoa bị biến đổi. Nó có màu xanh lục ánh trắng khi còn non và trở thành màu đỏ (ở phần lớn các loài) khi chín.

Lịch sử|

Các dạng dâu tây hiện đại của chi Fragaria, có nguồn gốc từ châu Mỹ, và là loại cây lai ghép giữa các dạng của Bắc và Nam Mỹ. Một điều thú vị là việc lai ghép chéo được thực hiện tại châu Âu chỉ là để sửa chữa sai lầm. Các nhà làm vườn châu Âu chỉ đem về các cây cái từ Nam Mỹ, và họ buộc phải tạp giao chúng với các dạng Bắc Mỹ nhằm mục đích cho cây lai ra quả và hạt.

Fragaria có nghĩa là "thơm", nghĩa là có mùi thơm, để chỉ phần cùi thịt có hương thơm của quả.

Đặc điểm thực vật học|

Thân: Thuộc loại cây thân thảo, sống đa niên, thân ngắn với nhiều lá mọc rất gần nhau. Chồi nách được mọc từ nách lá, tùy vào điều kiện môi trường và đặc tính ra hoa của từng giống, các chồi nách có thể phát triển thành thân nhánh, thân bò hoặc phát hoa.

Lá: Lá có hình dạng, cấu trúc, độ dày và lượng lông tơ thay đổi tùy theo giống. Hầu hết các giống dâu tây đều có lá kép với 3 lá chét, một số giống có lá kép với 4 hoặc 5 lá chét. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài, cuống lá thường có màu trắng khi lá còn non và chuyển sang màu đỏ của đất khi lá già.

Hoa: Phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa có 5 cánh tràng mỏng, màu trắng, hơi tròn. Hoa lưỡng tính, có 25-30 nhị và 50-500 nhụy. Dâu tây là loài giao phấn nhưng thông qua hình thức tự thụ phấn để gia tăng tần suất các gen mong muốn và tạo ra một số loài.

Quả: là một loại quả giả do đế hoa phình to, quả thật nằm ở bên ngoài quả giả. Quả có hình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín, quả có màu hồng hoặc màu đỏ tuỳ từng giống. Quả dâu tây có mùi thơm, vị ngọt lẫn vị chua.

Rễ: Hệ thống rễ chùm, rễ phát triển ở độ sâu cách mặt đất khoảng 30 cm.

Phân loại|

Có trên 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới. Chìa khóa để phân loại các loài dâu tây dựa trên số lượng nhiễm sắc thể của chúng. Có 7 kiểu nhiễm sắc thể cơ bản mà tất cả chúng đều có điểm chung. Tuy nhiên, chúng thể hiện tính đa bội khác nhau. Một số loài là lưỡng bội, có 2 tập hợp chứa 7 nhiễm sắc thể (2n = 14). Các loài khác là tứ bội (4 tập hợp, 4n = 28), lục bội (6 tập hợp, 6n = 42), bát bội (8 tập hợp, 8n = 56) hay thập bội (10 tập hợp, 10n = 70).

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH