Cá Dảnh Bông Xuất Khẩu

Liên Hệ

Bạn là nông dân cần tìm chỗ thu mua Cá Dảnh Bông xuất khẩu. Hãy liên hệ với ifarmer.vn để lưu lại thông tin. Chúng tôi sẽ tìm thị trường xuất khẩu Cá Dảnh Bông cho bạn. Nếu bạn là công ty xuất khẩu đang cần tìm Cá Dảnh Bông đủ chuẩn để xuất khẩu. Hãy liên hệ ngay 091 832 7819. ifarmer.vn làm cầu nối cho người nông dân và công ty xuất khẩu Cá Dảnh Bông

Hình ảnh của Cá Dảnh Bông:

Khu hệ cá nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi đơn giản là cá miền Tây là tập hợp các loài cá nước ngọt phân bố ở vùng Đồng bằng sông Cử Long. Đây là một trong những hệ cá nước ngọt đa dạng, phong phú của hệ động vật Việt Nam. Là khu hệ có quan hệ với sông Mê Kông (miền Nam), có quan hệ gần gũi với hệ cá nước ngọt của các nước chia sẻ dòng sông Mê Kông có phân bố ở phần lớn các vùng của lục địa Đông Nam Á, đặc biệt là với Campuchia khi nước ở biển Hồ tràn về.

Khu hệ cá miền Tây đa dạng, phong phú về mặt chủng loài cũng như sinh khối (số lượng cá), là nguồn cá phong phú nuôi dưỡng cho cả toàn vùng nơi đây, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu thực phẩm của người dân Việt Nam, đồng thời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Khu hệ này đặc trưng với các loài cá da trơn, nhất là loài cá thương phẩm có tiếng là cá tra và cá ba sa. Loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong hệ cá là cá tra dầu (gần 300 kg) và cá vồ cờ (gần 290 kg).

Các mối đe dọa đối với cá nước ngọt miền Tây hiện nay gồm có việc xây đập làm thay đổi dòng chảy (Trung Quốc, Lào), nạn phá rừng nằm trong lưu vực sông dẫn đến sói mòn và lắng đọng, chặt rừng bên cạnh sông suối gây ảnh hưởng đến nhiệt độ nước, thay đổi hàm lượng ôxy và gây ô nhiễm. Đánh cá quá mức, kể cá các loại cá con, cá đang sinh sản, kể cả việc sử dụng thuốc nổ, và phương pháp chích điện là mối đe dọa thường nhật. Các loài được coi là bị đe dọa nhiều nhất hiện nay là các loài cá lớn ở sông Mê Kông.

Phân loại cá

Các loài cá ở miền Tây có thể xếp vào trong 13 bộ gồm:

Theo cách phân loại của người dân địa phương, cá vùng nước ngọt phân biệt hai loài cá sông và cá đồng. Cá sông (tiếng Khmer: Trey Prek, đối lập với cá biển là Trey Sramot) còn được hiểu là cá trắng và cá đồng còn được gọi là cá đen, hóm cá đen (lóc, trê, rô đồng…) Loài cá sông là loài cá sống trong các sông rạch; còn loài cá đồng là các loài cá sống trên các lung vũng, đìa bàu, nói chung là sống trên đồng. Tuy vậy, sông nước Miền Tây và đồng ruộng nơi này có mùa nước lên và nước giựt, nên khi nước lên thì cả hai loại đều tràn lên đồng; đến khi nước giựt thì cá trắng về sông và cá đen cũng theo nước giựt rút xuống các kinh rạch giống như cá trắng; chỉ còn một số thì kẹt lại các lung vũng, đìa bàu hoặc các ngọn mương, ngọn rạch ít nước. Về cá sông, các loài cá thông dụng mà bất cứ cư dân nào thuộc vùng sông nước miền Tây thường biết qua tên các giống cá trắng.

Khi đặt tên cho các loài cá vùng nước ngọt, người dân gọi tên cá theo hình dạng lớn nhỏ, theo màu sắc trên vảy, theo thói quen kiếm ăn, theo từng giai đoạn cá sinh trưởng: mới nở, bắt đầu lớn, sống lưu niên. Ngoài ra, họ còn căn cứ vào cách bắt chúng như giăng câu, giăng lưới, đặt lọp, đặt lờ, tát đìa, làm lóng mà có thêm rất nhiều tên gọi. Từ xưa, người dân nhận biết được các đặc tính riêng của từng loài cá để đặt tên, nhằm phân biệt được chúng, những cái tên dân dã, đầy đủ tượng thanh, tượng hình, rất phổ quát và giản dị. Ngoài ra, còn vài loài cá khác nữa như cá nóc, cá sơn, cá bã trầu, cá lia thia, cá thòi lòi, cá vằn vện mà tên gọi của chúng được tạo ra bởi các nét đặc sắc riêng của mỗi loài.

Bộ Clupeiformes (Cá trích)

Mùa khô (nước giựt cạn) sông Vàm Nao xuất hiện nhiều nhất là cá mờm, cá cơm. Cá cơm sông là loại cá có thân mình trắng trong, phần bụng trắng đục như hạt cơm, dài chừng 3 cm, chỉ có vào mùa nước cạn. Ngư dân đánh bắt chúng trên các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao vì loại cá này không vào kinh rạch.

Bộ Osteoglossiformes (cá rồng)

Bộ Cypriniformes (Cá chép)

Cá lòng tong (tiếng Khmer: Trâpeăng), cá lòng tong là loài cá nơi sông nước miền Tây nào cũng có. Phân loại cá lòng tong có mấy loại chính:

Ngoài các loại cá trắng lớn con như cá chẻm, cá mè hôi, vùng nước ngọt còn có cá éc, cá cóc, cá chài, cá ngựa. Cả bốn giống cá này đều có đặc điểm chung giống nhau là chúng rất nhiều xương hom, còn gọi là xương nạng, chỉ có cá éc có vảy màu đen sậm, còn lại ba giống cá kia vảy của chúng màu trắng.

Theo cách phân loại của người miền Tây thì nhiều loài cá cỡ nhỏ đều gọi là cá linh (tiếng Miên: Linh), ở miệt sông nước Cửu Long vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cao Lãnh thì có hai loại: cá linh ống và cá linh rìa. Cả hai giống cá này khi còn nhỏ bằng đầu đũa ăn thì gọi tên chung là cá linh non. Chúng có thói quen sống thành đàn, ưa ăn rong ngầm dưới mặt nước.

Bộ Siluriformes (Cá da trơn)

Bộ cá da trơn ở miền Tây còn được gọi dân dã là cá không vảy

Theo người miền Tây, cá trèn là loại cá không vảy, thịt trong có đuôi mỏng với đầu cá có lớp sụn rất giòn với hai râu cá ở hai bên mép miệng. Cá trén có hai loại, loại đuôi rất mỏng thì được kêu tên là cá trèn lá; loại có cái bụng lớn thì được gọi là cá trèn bầu. Cả hai loại cá trén lá và cá trèn bầu đều thích mồi tép.

Cùng hình dạng như cá trèn, vùng nước ngọt có các loài cá giống như cá trèn nhưng lớn con hơn thì có hai loại cá kết và cá leo. Cá kết mình giẹp, đuôi mỏng, trái lại cá leo mình đầy đặn hơn và lớn con. Hai loại cá này thích ăn mồi tép

Loại cá trê cũng được chia ra làm hai loại: cá trê trắng và cá trê vàng. Cả hai loại cá trê này vừa ở đồng vừa ở sông.

Cùng loại cá không vảy, các vùng sông rạch vừa kễ còn có cá tra (trey pra), cá vồ (trey po), cá bông lau, cá ba sa, cá bụng, cá soát (có người còn gọi cá sát).

Nói về cá chốt thì cũng được dân quê phân chia làm vài ba loại, chẳng hạn như cá chốt trâu hay còn gọi cá chốt sọc, cá chốt giấy, cá chốt chuột. Cá chốt sọc còn gọi cá chốt trâu chiếm đa số. Loại cá này mình không vảy, đầu hơi giẹp, dưới hai mép có bốn sợi râu, hai bên mang có hai ngạnh và dọc theo hai bên hông có sọc màu sậm chạy dài từ mang chạy dài tới đuôi cá.

Cá chốt giấy thì mình hơi giẹp, da láng màu trắng bạc, dài hơn cá chốt sọc. Tháng ba, tháng tư loại cá này ở các sông sắp tới mùa mưa nên cá chốt giấy con nào cũng mang một bụng trứng vàng nghính. Cá chốt chuột mình hình ống tròn, chiều dài lại ngắn hơn hai loại cá chốt sọc và cá chốt giấy; trên mình có các chấm đen và vàng, loài cá này thích ở các sông sâu hơn là lên trên đồng.

Bộ Cyprinodontiformes (Cá chép răng)

Bộ Beloniformes (Cá nhói)

Đối với người dân, cá lim kìm là loại cá nhỏ có mỏ nhọn, thân tròn dài chừng năm sáu phân tây, vảy rất nhỏ mới nhìn tưởng như không có vảy, thì có cá lìm kìm, có nơi còn gọi cá kìm, con lớn nhất bằng đầu đũa ăn, con nhỏ thì như cây tăm, cây nhang.

Bộ Gasterosteiformes (Cá gai)

Bộ Mugiliformes

Trong các vùng nước pha chè thường có nhiều cá đối. Chúng ăn bọt nước và các phiêu sinh vật nhỏ và nhiều nhất tập trung vào các vùng ngã ba Nước Trong, Hỏa Lựu, Long Mỹ (Chương Thiện), Vĩnh Thuận (Rạch Giá). Cá đối sống trong môi trường nước lợ; thân mình nó không quá lớn nhưng có vảy bạc lấp lánh rất đẹp. Ở miền Tây Nam bộ, loài cá này sinh sống hầu khắp các sông rạch, nhất là những vùng cách biển không xa.

Bộ Synbranchiformes (Lươn)

Bộ Perciformes (Cá vược)

Trong các sông rạch nước ngọt có hai loại cá rô: cá rô biển và cá rô đồng. Cá rô đồng như tên gọi là loại cá đồng để phân biệt với cá rô biển ở sông nhiều hơn. Khi nhỏ cá rô đồng có tên là cá rô cam tích hoặc cá rô non hay cá câu thì có tên là cá rô câu, cá lưới lại có tên cá rô lưới. Gọi cá rô câu gồm có cá lớn cá nhỏ lẫn lộn, trái lại cá rô lưới thì cá cùng một cỡ với nhau. Còn cá rô lớn sống lâu năm trong các đìa bàu lung vũng có con gần bằng cườm tay được dân quê gọi là cá rô mề.

Cá sặt hay cá sặc là giống cá đồng, còn cá rằm là cá sông nhưng cả hai loại cá này có vảy trắng ngoại trừ giống cá sặt rằn vảy có sọc ngang màu hơi sậm vì loại này ưa ở các vùng lung vũng nước ngập quanh năm, còn hầu như các loại cá sặt điệp, sặt bướm hết thảy chúng đều có vảy màu trắng. Cá sặt một số cũng rút xuống kinh nhưng đa phần chúng rút xuống các lung vũng hoặc đìa bàu và ở đó cho tới mùa tát đìa.

Cá lóc vùng Châu Đốc thì cá nhỏ sống từng bầy nổi theo mặt nước ăn bông cỏ hay các phiêu sinh vật nhỏ gọi chung tên là cá rồng rồng. Đến khi cá lóc lớn bằng ngón chưn cái thì gọi là cá lóc con hoặc cá cò cũng; lớn cỡ cườm tay, cán mác thì dân quê gọi cá bằng cườm tay, cá bằng cán mác, cá bằng đầu gối, và cá lóc lớn với lớp vảy đen ngòm và có thêm cặp râu ở ngay miệng cá gọi là cá lóc cối, hoặc cá lóc biết nói.

Ngoài ra, trong các vùng nước ngọt còn có hai giống cá tương cận với cá lóc, đó là cá dầy, cá bông. Cá dầy có cái đầu giẹp, mỏ dài, vảy nhuyễn, mình màu nâu, nhỏ con; con lớn nhất chừng nửa ký. Cá bông hình giống cá lóc, lớn con, vảy lớn và mình có vằn đen, đầu hơi nhọn, miệng rộng, ăn tạp và lội rất mạnh; con lớn nhất có khi bằng cái gối ôm.

Về cá bống cũng có nhiều loại như cá bống mọi, cá bống trứng, cá bống cát, cá bống mú hay còn gọi là cá bóng tượng. Cá bống mọi thân nhỏ bằng ngón tay, con lớn nhất bằng ngón tay cái, dài chừng bốn năm phân có vảy màu sậm. Cá bống trứng cũng nhỏ như cá bống mọi nhưng cái bụng màu lợt và có cặp trứng bên trong ửng vàng lộ ra bên ngoài. Cá bống cát mình dài có vảy thưa và thịt hơi trong. Cá bống mú (còn gọi cá mú hay cá bống tượng) là loại cá bống lớn, múp đầu múp đuôi, mình ngắn, trên mình vảy có bông hoa rất đặc biệt và là cá ngon trong các loài cá sông.

Vùng sông rạch nước ngọt, cá chạch được chia ra làm hai loại: Cá chạch cơm là loại cá chạch nhỏ, bụng trắng hếu; con lớn nhất bằng ngón chưn cái, dài cỡ gang tay. Cá chạch lấu là loại cá chạch khá lớn, mình có bông rằn ri, dài cỡ từ ba tới bốn tấc, có con dài tới năm tấc, cân nặng từ nửa ký lô trở lên, cá chạch lấu rất béo.

Bộ Pleuronectiformes (Cá bơn)

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH